Những trẻ bướng bỉnh có thể không hợp tác trong lúc ăn hay không chịu ngủ đúng giờ và khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong quá trình nuôi dạy. Mẹ có thể tham khảo một số cách dạy con sau đây để bé chịu hợp tác hơn.
Con bướng bỉnh không nghe lời vì cần được lắng nghe
Trẻ bướng bỉnh có thể có chính kiến riêng và sẽ tranh luận với người khác. Bé có thể trở nên ngang tàng nếu cảm thấy mình không được lắng nghe. Vậy nên, trong mỗi cuộc giao tiếp với con, hãy cho con được nói, hãy thật sự lắng nghe ý kiến, băn khoăn của con trước khi muốn con làm theo ý mình.
Ví dụ, nếu con bạn không muốn đi ngủ, bạn không nên ép con phải ngủ ngay lập tức mà hãy thử hỏi vì sao bé không đi ngủ. Chỉ cần giữ bình tĩnh, bạn có thể tìm ra nguyên nhân khiến con không ngủ như trong người không được khỏe, quần áo bé mặc không thoải mái, nơi ngủ không dễ chịu. Khi biết được nguyên nhân, bạn có thể dễ dàng tìm ra giải pháp thích hợp trong từng tình huống.
Ba mẹ không nên ép buộc
Với trẻ bướng bỉnh, mẹ càng ép buộc trẻ càng chống đối. Đây là tâm lý rất thường thấy ở các trẻ bướng bỉnh và cũng là bản năng của con người. Để tránh tâm lý chống đối này, bạn cần tương tác, trò chuyện với con.
Ví dụ như khi con vẫn ngồi xem tivi dù đã quá giờ đi ngủ, thay vì ép buộc bé tắt tivi trong trạng thái nóng giận, mẹ có thể thỏa thuận xem phim cùng con hoặc cho bé xem phim trong vòng 10 phút nữa thay vì ép bé hành động ngay.
Cách dạy trẻ bướng bỉnh: cho con lựa chọn
Con bướng bỉnh không nghe lời thường có chính kiến riêng và không thích người khác nói mình phải làm gì. Vậy nên, mẹ hãy cho con quyền lựa chọn để bé không có cảm giác mình bị ép buộc.
Ví dụ, nếu mẹ muốn con đi ngủ trước 9 giờ tối, thay vì ép buộc con ngủ, hãy cho con hai lựa chọn hoặc là ngủ đúng giờ thì mai sẽ được ăn món bé thích hay ngủ muộn 10 phút nhưng mai sẽ phải ăn món mẹ chọn. Lưu ý mẹ cần thỏa thuận với bé một cách nhẹ nhàng.
Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
Việc la hét quát tháo trong trường hợp này là tối kỵ. Mẹ la hét sẽ khiến không khí của cuộc giao tiếp trở nên căng thẳng, bé sẽ càng khóc lớn và mọi thứ trở nên khó giải quyết hơn.
Khi con bướng bỉnh không nghe lời hay làm điều trái ý, mẹ hãy giữ bình tĩnh, giao tiếp với bé một cách nhẹ nhàng, giải thích rõ ràng cho bé tại sao con phải làm theo lời ba mẹ. Việc la hét không chỉ không giải quyết được vấn đề mà còn gây ra tổn thương cho tâm lý của bé.
Dạy trẻ bướng bỉnh đúng cách: Tôn trọng trẻ
Dù là trẻ con nhưng bé vẫn luôn cần được đối xử một cách tôn trọng và hai chiều. Dưới đây là một số hướng thể hiện sự tôn trọng của mẹ với trẻ:
Thống nhất với nhau các nguyên tắc chung và không tùy tiện phá bỏ quy tắc.
Thỏa thuận với con chứ không yêu cầu con tuân theo ý của mình.
Luôn kiên nhẫn lắng nghe cảm xúc và suy nghĩ của con.
Giữ lời hứa với con và không nói dối.
Làm gương cho con.
Hợp tác với con
Những trẻ bướng bỉnh rất nhạy cảm với cách mẹ tương tác với mình. Vì vậy, mẹ cần chú ý đến giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và từ ngữ sử dụng để tránh làm tổn thương con. Đôi khi, mẹ chỉ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ là có thể khiến bé làm theo ý mình.
Ví dụ như thay vì bảo con phải làm một việc gì đó, mẹ hãy làm cùng con. Nếu bạn muốn con gấp quần áo, hãy nói “Chúng ta cùng gấp quần áo nhé” thay vì ra lệnh “Con gấp quần áo ngay đi”. Mẹ cũng có thể nghĩ ra những hoạt động vui vẻ như cùng thi gấp quần áo cùng bé xem ai có thể gấp nhanh hơn.
Để dạy trẻ bướng bỉnh, ba mẹ nên trò chuyện với con
Đôi khi, con bướng bỉnh không nghe lời không phải vì bé muốn vậy mà còn có nguyên nhân khác đằng sau. Mẹ có thể cùng trò chuyện với bé để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ đằng sau hành động chống đối để từ đó có cách tháo gỡ phù hợp.
Trò chuyện cùng bé không có nghĩa là mẹ phải chiều theo những mong ước chưa hợp lý của bé. Mục đích của cuộc trò chuyện là để mẹ hiểu con hơn, giúp trẻ cảm thấy được quan tâm và mẹ có thể dễ dàng làm bạn với con.
Ở nhà ngập tràn không khí vui vẻ
Trẻ em thường tiếp thu và học thông qua quan sát và trải nghiệm. Nếu bé thấy ba mẹ lớn tiếng, cãi nhau thường xuyên thì cũng sẽ dần trở nên chống đối, bướng bỉnh. Mâu thuẫn giữa ba mẹ tạo không khí căng thẳng, ảnh hưởng lớn tới hành vi và tâm trạng của bé. Vậy nên, ba mẹ hãy luôn tạo không khí vui vẻ, hòa thuận nhé!
Con bướng bỉnh không nghe lời: Hãy tìm hiểu quan điểm của con
Để hiểu rõ lý do bướng bỉnh của con, mẹ hãy đặt mình ở vị trí của bé. Mẹ càng hiểu rõ con thì càng có thể giải quyết tình trạng bướng bỉnh của con tốt hơn. Tất cả mọi người đều có nhu cầu được lắng nghe với trẻ cũng vậy. Dù mẹ có thể không hành động như bé muốn nhưng hãy cho bé hiểu rằng mẹ đã lắng nghe và hiểu được sự thất vọng của bé.
Hướng con tới sự tích cực dù con bướng bỉnh không nghe lời
Trong một số trường hợp, việc bé bướng bỉnh có thể sẽ làm mẹ nổi nóng. Lúc này, việc nổi nóng của mẹ có thể gây ra tâm lý tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý bé. Trẻ con thường có xu hướng bắt chước những gì chúng thấy và nghe. Nếu mẹ không xử lý khéo léo sẽ dễ gây ra việc bé bắt chước nổi nóng, hành động tiêu cực trong cuộc sống khi bé lớn.