Tâm lý khi trẻ đi học lần đầu
Ngày đầu tiên đi học, đa số trẻ đều cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi tách biệt khỏi gia đình để tiếp xúc với môi trường mới. Điều này có thể xuất phát từ việc các bé mong muốn được ở thêm bên cạnh cha mẹ một thời gian nữa.
Có thể bạn quan tâm: Những dấu hiệu trẻ bị bạo hành ở trường mà ba mẹ cần chú ý
Các cách cho trẻ đi học không khóc
Trẻ lần đầu đi học thường có tâm lý lo lắng, sợ hãi
Đó cũng chính là lý do khiến bé khóc òa khi được cha mẹ dẫn đến trường. Đây hoàn toàn là những phản ứng vô cùng bình thường của mọi trẻ em. Cha mẹ cần định hướng trẻ ngay từ đầu cũng như chuẩn bị những cách cho trẻ đi học không khóc.
Trẻ khóc khi tạm rời xa cha mẹ trước cổng trường không đồng nghĩa với việc bất an trong tình cảm một cách lâu dài, mà chỉ là tình huống tạm thời. Trong một số trường hợp, trẻ sẽ không muốn đi học trong khoảng 4 đến 5 tuần trước khi quay về trạng thái ổn định.
Các hoạt động học tập, vui chơi tại trường sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, dần dần giúp bé làm quen với cảm giác rời xa vòng tay cha mẹ. Chính vì vậy, cha mẹ cần có những cách cho trẻ đi học không khóc hiệu quả nhằm giúp bé dễ dàng hòa nhập với môi trường mới một cách nhanh nhất.
Có thể bạn quan tâm: 13 Tư thế yoga cho trẻ mầm non đơn giản, tốt cho sức khỏe
2Các nguyên nhân bé khóc không chịu đi học
Trẻ có cảm giác tủi thân
Những ngày đầu chập chững bước chân đến trường, trẻ phải tập làm quen với môi trường mới. Do đó không thể tránh khỏi việc cảm thấy cô đơn, tủi thân dù được cô giáo quan tâm, dỗ dành. Đây được xem là khủng hoảng xa cách ở lứa tuổi mầm non.
Bên cạnh đó, việc cha mẹ dắt trẻ đến trường và rời đi ngay sau đó cũng sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi vì từ trước đến nay chưa từng xa cha mẹ quá lâu. Vì vậy, cha mẹ cần tìm cách trấn an tinh thần trẻ trước khi dẫn bé đến trường.
Có thể bạn quan tâm: Lớp tiền tiểu học là gì? Hàng trang giúp trẻ tự tin vào lớp 1
Khóc do bị sốt, đau bụng
Sức đề kháng của trẻ ở giai đoạn này vẫn còn yếu nên rất dễ bị cảm, ho, đau họng,… Trong tình huống này, cách cho trẻ đi học không khóc mà cha mẹ nên làm chính là chuẩn bị cho trẻ trang phục thật phù hợp.
Nếu khí hậu nóng cha mẹ nên cho bé mặc quần áo mát, khí hậu lạnh hãy chú ý đến các trang phục có thể giữ ấm cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ nên chuẩn bị thuốc cho trẻ sau đó nhờ giáo viên nhắc nhở trẻ uống tại lớp. Nếu như sức khỏe của trẻ thật sự không tố cha mẹ nên cho con ở nhà.
Trẻ chưa thích nghi với giờ giấc sinh hoạt tại trường
Sự khác nhau của giờ giấc sinh hoạt ở trường và ở nhà được xem là nguyên nhân cốt lõi khiến trẻ không muốn đi học. Khi bắt đầu đến trường, trẻ sẽ phải dậy sớm và ngủ trưa không được ngon giấc.
Thậm chí có những trẻ lại không có thói quen ngủ trưa chính vì những lý do này sẽ khiến các bé khó chịu, cáu gắt. Sự thay đổi giờ giấc sinh hoạt cũng sẽ khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng.
Cho trẻ nghỉ trong thời gian dài
Khi được nghỉ lễ trong thời gian dài, khi đi học trở lại trẻ cần có thời gian thích nghi. Giờ giấc sinh hoạt sẽ thoải mái hơn so với ở trường chính vì vậy bé sẽ có cảm giác được tự do hơn. Vậy nên, sau một kỳ nghỉ dài sẽ khiến trẻ có cảm giác lười biếng, chán nản khi đi học.
Trẻ bị bắt nạt khi đi học
Đi học chính là cùng sinh hoạt trong một tập thể lớn. Đây chính là lý do khiến bé và các bạn dễ xảy ra xích mích với nhau. Vì còn nhỏ nên trẻ sẽ không tìm được cách giải quyết mâu thuẫn do đó trẻ sẽ dễ có xu hướng bạo lực.
Bạo lực sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ trong hành trình khôn lớn. Do đó, cha mẹ cần kết hợp với trường học để theo dõi sát sao cũng như đưa ra các giải pháp kịp thời khi trẻ bị bạo lực hoặc bạo lực các bạn ở trường. Đây là cách cho trẻ đi học không khóc hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm: Giải đáp: Có nên cho trẻ đi học sớm không?