Hãy là một tấm gương phản ánh hành vi của con
Đây là một phương pháp giúp cha mẹ không khiến những cơn bức bối trở nên tồi tệ hơn. Khi con chia sẻ sự thất vọng, hãy diễn đạt lại điều đó với con. Giả sử trẻ than vãn “Giáo viên toán giao nhiều bài tập về nhà quá mẹ ơi!”, thay vì thờ ơ nói “Ừ” hoặc “Thế à”, hãy trả lời rằng “Ừ tối nay sẽ có rất nhiều bài tập toán”. Sau đó tiếp tục bằng thái độ cổ vũ sự tự tin ở trẻ như “Các bài toán rất dễ, con sẽ giải quyết chúng nhanh thôi. Mẹ tin con của mẹ rất giỏi. Nếu gặp vấn đề gì khó khăn quá, con có thể nhờ mẹ giúp đỡ”.
Phương pháp này sẽ khiến trẻ cả thấy được cha mẹ thấu hiểu và thông cảm. Nhờ đó, cơn bức bối của con sẽ dần nguôi ngoai thay vì bùng phát thành cơn giận dữ.
2Chuyển sự chú ý của trẻ sang những trò chơi trí óc
Lời khuyên dành cho cha mẹ là nếu lần tới trẻ khóc lóc và “ăn vạ” đến mức không chịu nghe những lời bạn nói, hãy thu hút sự chú ý của con bằng cách làm điều gì đó bất ngờ. Cha mẹ có thể đột nhiên tắt đèn, nhảy lên xuống hoặc huýt sáo. Trẻ sẽ ngạc nhiên với hành động ấy và tạm quên cơn khó chịu để tập trung vào bạn. Khi bé bắt đầu chăm chú lắng nghe, hãy yêu cầu con kể tên 3 thứ có màu đen hoặc 3 thứ đồ chơi bé yêu thích. Việc này sẽ giúp trẻ chuyển từ cư xử bằng phần cảm xúc của não sang khu vực logic. Nhờ vậy, con sẽ dần bình tĩnh lại.
3Gửi những rung cảm tích cực
Hướng dẫn trẻ phương pháp “thở bằng bụng” khi cảm thấy bức bối.
Hãy nhẹ nhàng ngâm “Om” với tâm thái bình tĩnh khi cha mẹ thấy trẻ bắt đầu mếu máo. Cùng lúc đó, cha mẹ nên giao tiếp bằng mắt với con và lắc lư bé qua lại. Hành động này có thể giúp làm dịu và khiến con ngừng rơi nước mắt. Phương pháp này hiệu quả hơn với những đứa trẻ đã biết nói. Lúc này, cha mẹ có thể dạy con thiền và ngâm “Om” cùng mình.
Tụng kinh dựa trên ý tưởng rằng mỗi âm thanh chúng ta tạo ra đều mang một rung động ảnh hưởng đến một vùng cụ thể của cơ thể. Một tiếng “Om” vang lên từ trái tim sẽ gợi lên những cảm giác yên bình. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc ngâm tụng bài kinh cũng khiến các vùng não liên quan đến cảm xúc trở nên ít hoạt động hơn. Nhờ đó, khiến trẻ trở nên bình tĩnh hơn.
Bài viết liên quan: Trẻ hay cáu gắt – Ba mẹ nên dạy trẻ kỹ năng quản lý cảm xúc