4Tạo bầu không khí tích cực cho cuộc hẹn
Hãy tạo bầu không khí tích cực và vui vẻ trước cuộc hẹn gặp bác sĩ.

Cha mẹ không nên “hù dọa” trẻ hoặc nghiêm trọng hóa cuộc hẹn sắp tới, nhằm tránh dẫn đến lo lắng không cần thiết. Thay vào đó, hãy tạo bầu không khí tích cực và vui vẻ trước cuộc hẹn gặp bác sĩ. Bạn có thể nói với con rằng “Mẹ rất háo hức được gặp bác sĩ của con. Bác sĩ rất dễ mến và sẽ giúp con khỏe mạnh như siêu nhân”.

Nếu trẻ muốn biết liệu có bị tiêm hay không, cha mẹ nên trả lời trung thực. Đừng nói dối vì điều đó chắc chắn sẽ gây mất lòng tin nơi bé. Khi trẻ đến hạn tiêm vắc-xin, hãy xoa dịu trẻ rằng “Con sẽ chỉ cảm thấy hơi nhói một tí tẹo thôi. Nếu khó chịu, con có thể ôm hoặc siết chặt tay mẹ”. Ngoài ra, cha mẹ nên cổ vũ thêm bằng cách nhấn mạnh rằng việc tiêm sẽ giúp con có “siêu năng lực” chống lại bệnh tật.

Sau khi phần khó khăn kết thúc, hãy trò chuyện về những khía cạnh thú vị của cuộc hẹn như nhận được nhãn dán “Bé ngoan” hoặc một món đồ chơi nhỏ khi hoàn thành. Hoặc những gì bạn sẽ làm sau đó, chẳng hạn như đi chơi sân chơi.

5Đánh lạc hướng trẻ bằng những đồ chơi yêu thích
Ôm gấu bông yêu thích giúp trẻ cảm thấy an tâm và bớt sợ hãi.

Núm vú giả hoặc chiếc chăn thân thuộc có thể giúp trẻ bình tĩnh hơn, bên cạnh đó cha mẹ có thể để con mang theo đồ chơi yêu thích như gấu bông, búp bê,… để buổi khám diễn ra thuận lợi. Khi ôm những thứ gần gũi trong tay, trẻ sẽ cảm thấy an tâm và bớt sợ hãi.

Trong khi tiêm, hãy thử thu hút các giác quan của con. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc ngậm đồ ngọt, nghe một bài hát vui nhộn hoặc nhìn những đồ vật thú vị như bong bóng, đũa phép lấp lánh có thể khiến trẻ bị phân tâm.

6Cổ vũ trẻ bằng phần thưởng
Cha mẹ có thể tạo những trải nghiệm thú vị và vui vẻ sau buổi khám như đưa con đi xem phim, đến sân chơi, hoặc ôm hôn và khen ngợi con rằng “Con đã làm rất tốt, ông bà sẽ rất vui nếu biết con đã dũng cảm như thế nào”.

Lưu ý rằng cha mẹ không nên áp dụng cách này thường xuyên và khiến trẻ nghĩ rằng việc nhận phần thưởng là điều hiển nhiên. Nếu trẻ không thể kiểm soát sự lo lắng của mình, chúng sẽ càng cảm thấy tồi tệ hơn vì không nhận được quà.

7Hãy cho con tự quyết định
Hãy để trẻ cảm thấy mình nắm quyền kiểm soát bằng cách cho bé tự quyết định. Cha mẹ có thể hỏi trẻ muốn ngồi ở vị trí hoặc muốn đo huyết áp bằng cánh tay nào và để bé chọn lựa.

8Cẩn trọng khi chọn lựa bác sĩ cho con
Khi chọn một bác sĩ nhi khoa, nhân cách cũng quan trọng như kiến ​​thức và chuyên môn. Một số trẻ sợ tiếp xúc với tất cả bác sĩ, nhưng nếu con có vẻ chỉ sợ bác sĩ hiện tại thì hãy nhẹ nhàng bảo trẻ giải thích lý do và nói chuyện với các bậc cha mẹ khác có cùng bác sĩ. Nếu nỗi sợ hãi của trẻ là có cơ sở, hãy tìm kiếm một bác sĩ mới đáng tin cậy và đừng quên hỏi các phụ huynh khác để tham khảo những lời khuyên của họ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *