1Nên nhớ rằng: hầu hết các bé đều kén ăn
Nhiều trẻ thể hiện tính cách độc lập của mình thông qua việc ăn – hoặc không ăn. Vì vậy, các bé hay bị than phiền là “kén ăn”. Em bé có suy nghĩ đơn giản hơn bạn nghĩ, nếu bé không thích một loại thức ăn nào đó, chúng sẽ không ăn.

Khi trẻ chỉ trung thành với một loại thức ăn, cha mẹ có cảm giác bị bắt buộc phải cung cấp cho chúng món ăn đó hằng ngày, chỉ mong sao bé chịu ăn no. Vậy nếu một ngày bé chán món ăn đó, cha mẹ sẽ làm thế nào?

Như đã nói, người chăm sóc mới quyết định món ăn gì bày trên bàn ăn. Và bạn không nhất định cứ phải chọn món bé đang “nghiện”. Làm vậy bạn đang vô tình làm con bỏ lỡ những món ăn ngon lành dinh dưỡng khác. Hầu hết những “màn ăn vạ” này sẽ ngưng thôi nếu cha mẹ không tỏ ra nhượng bộ.

Để không bị đói trẻ sẽ học cách linh hoạt thay đổi. Cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm lành mạnh – bao gồm cả những món yêu thích đã biết và một số món ăn mới – để tạo thành thực đơn cho bé. Đến một ngày, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi bé ăn được tất cả các món ăn.

Nếu lần đầu tiên giới thiệu đậu xanh và bé không thích? Như thế không có nghĩa rằng bạn không nên cho bé ăn đậu xanh nữa. Hãy giới thiệu lại cho bé vào bữa ăn sau, bé sẽ tự chấp nhận hương vị và công thức món ăn mới một cách từ từ. Hãy cho bé thử ăn một phần nhỏ, chỉ khuyến khích, đừng ép buộc và cằn nhằn.

Và hãy chắc chắn rằng chính ba mẹ đang làm tấm gương tốt về ăn uống. Cho trẻ ăn những món bổ dưỡng ưa thích của bạn hoặc món ăn mới, để cho trẻ thấy bạn cũng thưởng thức những món bạn cho trẻ ăn.

Có thể bạn quan tâm: Đọc ngay những cách này nếu muốn khắc phục tình trạng kén ăn ở trẻ

2Đừng mặc cả cho những bữa ăn
Hãy tưởng tượng bạn đang muốn con bạn cà rốt nhiều hơn, và bé phản đối bằng cách quăng đầy trên sàn. Một niềm thôi thúc mãnh liệt khiến bạn muốn huyên thuyên về cà rốt bổ dưỡng thế nào, giúp cung cấp Vitamin A ra sao để con bạn chấp nhận ăn chúng. Hoặc có thể bạn bắt đầu mặc cả: “Nếu con ăn thêm 3 miếng nữa, mẹ sẽ cho con một cái kẹo.” Vấn đề là những chiến thuật này về lâu dài đều không hiệu quả.

Cách kể lể vai trò công dụng thức ăn này có thể gây tác dụng ngược: khiến trẻ từ chối hơn là chấp nhận. Tất nhiên bạn vẫn cần tiếp tục dạy trẻ về lợi ích của thực phẩm lành mạnh, nhưng đừng thúc ép quá mức bằng cách hối thúc trong từng miếng ăn và khó chịu khi trẻ từ chối nó.

Đối với một số gia đình, đã thành thông lệ, bữa ăn trở thành bữa đàm phán khi các bậc cha mẹ sử dụng món tráng miệng như phần thưởng. Điều này đi ngược lại lối ăn uống khỏe mạnh vì nó tạo cho trẻ ấn tượng rằng món ăn vặt có giá trị hơn thức ăn trong bữa chính. Người lớn nào cũng hiểu rõ rằng bánh kẹo không cần thiết cho chế độ ăn uống của trẻ.

Vậy còn đe dọa, trừng phạt? Cũng như cách hối lộ bằng món tráng miệng, về lâu dài đe dọa sẽ không còn tác dụng. Nó tạo ra một cuộc so kè ngầm về độ “lì đòn” của đôi bên.

 

Để khuyến khích việc ăn uống lành mạnh, hãy tiếp tục cho con bạn những lựa chọn bổ dưỡng – và giữ cho tâm trạng của bé và mẹ luôn lạc quan, vui vẻ trong giờ ăn. Bạn có thể thử các mẹo sau:

Chuẩn bị phần ăn có kích thước phù hợp cho bé. Cha mẹ thường có xu hướng chuẩn bị khẩu phần ăn nhiều hơn sức ăn của trẻ. Bạn nên biết rằng các phần ăn nhỏ khiến trẻ thấy đỡ choáng ngợp hơn, hơn nữa phần ăn lớn khuyến khích bé ăn quá nhiều hơn mức cần thiết. Đặc biệt là với những món bé chưa yêu thích, bạn chỉ nên cho bé làm quen bằng một vài muỗng nhỏ.

Đừng “trả giá”. Nên khuyến khích trẻ “ăn thử một miếng” nhưng đừng thương lượng. Chuẩn bị, bày ra các món ăn dinh dưỡng và để trẻ quyết định ăn gì.

Cùng ăn chung với gia đình. Đặt ghế ăn của bé chung với bàn ăn của gia đình, trẻ sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi là một thành viên cùng tham gia bữa ăn, có xu hướng đáp ứng chế độ ăn giàu dinh dưỡng hơn, với nhiều trái cây và rau hơn.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *