Nói với trẻ rằng những gì khiến trẻ khó chịu trong lòng đều có tên gọi. Ba mẹ nên dạy trẻ nhận biết và xác định cảm xúc. Ví dụ ba mẹ hãy nói: “Ba/mẹ thấy hiện tại con đang buồn” hoặc “Ba/mẹ thấy là con đang không được bình tĩnh”.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên nói lên cảm xúc của mình như: “Ba/mẹ rất buồn vì hôm nay chúng ta không thể đi thăm bà” hoặc “Ba/mẹ ngạc nhiên vì hôm nay những cậu bé đó lại khá xấu tính”.
Có thể bắt đầu các cuộc trò chuyện về cảm xúc với con bằng cách nói đến các nhân vật trong sách hoặc trên chương trình truyền hình. Ba mẹ hãy hỏi những câu như “Con cảm thấy nhân vật này thế nào?”
Nhận thức được cảm xúc có thể giúp trẻ vững tinh thần và việc thường xuyên thực hành cách này sẽ giúp cảm xúc của trẻ được cải thiện.
2Cảm xúc riêng biệt so với hành vi
Trẻ nên được ba mẹ dạy rằng biểu hiện cảm xúc thì bình thường nhưng phải có hành vi đúng
Trẻ nên được ba mẹ dạy rằng biểu hiện cảm xúc thì bình thường nhưng phải có hành vi đúng
Ba mẹ nên hướng dẫn trẻ thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh, chẳng hạn như la hét ầm ĩ giữa cửa hàng tạp hóa hoặc nổi cáu ở trường học là không đúng.
Cho trẻ hiểu rằng cảm xúc tức giận hoặc sợ hãi là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên trẻ phải có hành vi đúng đắn khi gặp những cảm giác không thoải mái đó.
Ví dụ, trẻ có quyền nổi giận với ai đó nhưng không nên đánh họ. Hoặc có thể cảm thấy khó chịu vì cửa hàng hết món kem mà trẻ yêu thích, nhưng không có nghĩa là trẻ lăn lộn trên sàn nhà để khóc lóc và quấy rầy người khác.
Ba mẹ nên kỷ luật trẻ vì hành vi chưa đúng chứ không nên kỷ luật vì cảm xúc tiêu cực. Ví dụ như ba mẹ hãy nói: “Con không được chơi tiếp vì đã đánh em trai” hoặc “Con sẽ không được dùng món đồ chơi này vì con la hét quá ồn ào.”
Bài viết liên quan: Bí quyết để giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non – Ba mẹ có thể áp dụng ngay từ hôm nay
3Đồng cảm
Đôi khi ba mẹ vô tình làm giảm thiểu cảm xúc của trẻ, điều đó không đúng. Ví dụ ba mẹ nói “Đừng buồn nữa, đó không phải là một vấn đề lớn!”. Khi ba mẹ nghĩ trẻ đang tức giận, buồn bã, thất vọng hay xấu hổ hãy đặt tên cho cảm xúc đó và thể hiện cho trẻ biết rằng ba mẹ hiểu và đồng cảm.
Khi nói: “Ba/mẹ biết con đang giận vì hôm nay chúng ta không đi công viên”, cho thấy ba mẹ hiểu con đang tức giận, nhưng có thể chưa đủ.
Thay vào đó, ba mẹ hãy nói: “Ba/mẹ biết con đang giận vì hôm nay chúng ta không đi công viên, ba mẹ cũng rất buồn vì không làm được những việc mình muốn”.
Yếu tố bổ sung đó củng cố cho trẻ biết rằng ba mẹ luôn đồng cảm với những nỗi buồn của trẻ. Bên cạnh đó, ba mẹ nên giúp trẻ hiểu rằng cảm xúc có thể thoáng qua và cảm giác hiện tại sẽ không kéo dài thậm chí chỉ duy trì một vài phút.
4Chấp nhận
Ba mẹ thường gặp khó khăn với những đứa trẻ giàu cảm xúc bởi vì đôi khi không thể hiểu tại sao trẻ lại có cảm xúc đó. Trẻ nhỏ cần được học cách nhận biết, hiểu, đương đầu với những cảm xúc của mình và cảm giác được mọi người chấp nhận sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ.
Một số người gọi những đứa trẻ quá nhạy cảm là nhút nhát, yếu đuối, điều này có thể gây tổn thương cho trẻ. Khóc lóc, tức giận, thất vọng không phải điều xấu và cũng không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối.
Mỗi người có mỗi tính cách khác nhau và sự nhạy cảm chỉ là một phần nhỏ, nên cho trẻ biết rằng ba mẹ luôn chấp nhận con người của chúng.
Bài viết liên quan: Phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non ngay tại nhà, ba mẹ cần làm gì?
5Dạy trẻ điều tiết cảm xúc
Khả năng điều tiết cảm xúc phụ thuộc phần lớn vào độ tuổi và sự phát triển của trẻ. Trước khi một đứa trẻ được 24 hoặc 36 tháng tuổi, khả năng kiềm chế thường rất thấp. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn có thể bắt đầu dạy trẻ cách quản lý cảm xúc.
Khi học mẫu giáo, nhiều trẻ đã có những kỹ năng cần thiết để bắt đầu học cách điều tiết cảm xúc của mình. Dưới đây là một số kỹ năng hữu ích ba mẹ có thể dạy trẻ:
Ba mẹ dạy trẻ kiềm chế cảm xúc bằng cách tập hít thở sâu
Ba mẹ dạy trẻ kiềm chế cảm xúc bằng cách tập hít thở sâu
Tập hít thở sâu: Ba mẹ hãy dạy trẻ cách hít vào bằng mũi và sau đó thở ra bằng miệng một cách chậm rãi (Thử dạy trẻ bằng câu: “ngửi một bông hoa, sau đó thổi bong bóng”). Ba mẹ có thể cùng trẻ làm một vài lần trong lúc bực bội và hãy khuyến khích trẻ tự làm khi cần thiết.
Đếm số để bình tĩnh: Dạy trẻ đánh lạc hướng bản thân khỏi những suy nghĩ khó chịu bằng cách đếm số. Đếm từ 1 đến 10 hoặc 100 là cách có thể giúp trẻ giảm bớt sự lo lắng.
Nghỉ ngơi: Ba mẹ có thể cho trẻ một ít thời gian nghỉ ngơi để bình tĩnh lại. Hãy cho trẻ biết nên làm điều này trước khi thực hiện hành vi sai trái. Bằng cách đó sẽ giúp trẻ kiểm soát bản thân.
Tạo một bộ dụng cụ giúp trẻ bình tĩnh: Sách tô màu, bút chì màu, hình dán, những bức ảnh mà trẻ thích và âm nhạc nhẹ nhàng sẽ có thể thu hút các giác quan và giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của mình.
Giải quyết vấn đề với trẻ: Nếu cảm xúc quá mạnh gây các vấn đề cho trẻ như bạn bè không muốn chơi cùng vì trẻ hay khóc hoặc thường nổi giận khi thua cuộc, ba mẹ hãy cùng ngồi xuống để giải quyết vấn đề với trẻ. Ba mẹ nên yêu cầu trẻ nói ra những mong muốn và đưa ra giải pháp cho vấn đề đó.
Xác định các yếu tố thúc đẩy tâm trạng: Ba mẹ nên tìm hiểu về những điều trẻ thích làm khi cảm thấy vui vẻ như chơi ngoài trời, đọc một cuốn truyện cười hoặc hát những bài hát yêu thích.
Hãy viết những điều đó ra và nói với trẻ rằng đây là những điều giúp trẻ thoải mái hơn. Khi trẻ cảm thấy tồi tệ, hãy khuyến khích trẻ tham gia vào một trong những điều này để kiềm chế cảm xúc tiêu cực.