Có một số nguyên nhân dẫn đến việc trẻ hay ném đồ đạc:
Trẻ muốn khám phá những điều mới mẻ: Trẻ có thể học hỏi thông qua việc thử nghiệm làm một việc gì đó. Ném đồ vật cũng vậy, trẻ sẽ quan sát cách các đồ vật di chuyển, rơi hoặc vỡ. Từ đó, trẻ hiểu được nguyên nhân và kết quả cũng như hiểu được môi trường xung quanh một cách nhanh chóng hơn.
Muốn có sự chú ý của người lớn: Trẻ nhỏ có thể ném món đồ đang cầm trong tay như là một cách thể hiện để được bố mẹ quan tâm. Đặc biệt khi trẻ đã lặp lại việc đó nhiều lần và luôn có hiệu quả gây sự chú ý.
Ném đồ như một trò chơi: Sau một thời gian, trẻ sẽ cảm thấy nhàm chán với món đồ chơi cũ của mình. Vì thế, ném đồ có thể là cách mà trẻ làm mới cách chơi và điều này sẽ lặp lại nhiều lần nếu trẻ còn cảm thấy thích thú.
Trẻ thể hiện cảm xúc: Trẻ nhỏ chưa thể diễn đạt cảm xúc bằng lời nói. Vì thế, những hành động như ném đồ hoặc khóc sẽ cho người lớn thấy được trẻ đang tức giận, buồn hoặc bị đau,…
Trẻ không biết sử dụng đồ vật: Vì vẫn còn quá nhỏ nên trẻ chưa thể hiểu được cách sử dụng đồ vật chính xác dẫn đến việc ném đồ. Tuy nhiên, cũng còn nguyên nhân là trẻ nhìn thấy người khác làm điều tương tự. Ví dụ như trẻ thấy anh chị ném bóng nên lần sau khi cầm được bóng, trẻ cũng sẽ ném đi.
Muốn nghe âm thanh đồ vật rơi xuống: Trẻ có thể chỉ cảm thấy thú vị với âm thanh của các đồ vật khi rơi. Mỗi món đồ phát ra tiếng rơi khác nhau nên trẻ sẽ càng có xu hướng muốn ném nhiều đồ vật.
Có thể bạn quan tâm: Mách ba mẹ cách xử lý khi trẻ ăn vạ nhẹ nhàng mà hiệu quả
2Các vấn đề về hành vi có thể phát sinh khi trẻ ném đồ vật
Nếu việc ném đồ trở thành thói quen, trẻ sẽ có một số vấn đề về hành vi mà bố mẹ không mong muốn như:
Trẻ trở nên vô kỷ luật: Nếu để trẻ tự do ném đồ thường xuyên, trẻ sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó mọi lúc mọi nơi. Ví dụ như trẻ sẽ ném dao kéo và đồ ăn khi đi nhà hàng cùng bố mẹ.
Trẻ có thể phát triển tính cách phá phách: Ném đồ là một thói quen không tốt và nếu không được sửa chữa, rèn luyện sớm thì điều này sẽ trở thành bản tính của trẻ. Nếu trẻ tin rằng có thể thể hiện sự tức giận bằng việc ném đồ vật thì trẻ có thể giữ thói quen này cho đến khi trưởng thành.
Có thể bạn quan tâm: Tạo lập tính kỷ luật cho trẻ chỉ bằng những phương pháp đơn giản sau, ba mẹ có thể dễ dàng áp dụng