Đại tiện không tự chủ là việc bài xuất phân tự ý hoặc không tự ý tại những nơi không thích hợp ở trẻ em > 4 tuổi (hoặc phát triển tâm thần tương đương) không có bệnh thực thể ngoại trừ táo bón.
Đại tiện không tự chủ là một vấn đề khá phổ biến ở thời thơ ấu phổ; ở khoảng 3 đến 4% trẻ em 4 tuổi và giảm dần theo độ tuổi.

Căn nguyên của đại tiện không tự chủ ở trẻ em
Đại tiện không tự chủ thường gây ra bởi táo bón ở trẻ em có các yếu tố hành vi và các yếu tố thể chất ảnh hưởng. Hiếm khi xảy ra mà không có táo bón, nhưng khi xảy ra, các bệnh thực thể (ví dụ, bệnh Hirschsprung, bệnh celiac) hoặc các vấn đề tâm lý cần được xem xét.

Sinh lý bệnh của tình trạng đại tiện không tự chủ ở trẻ em
Giữ lại phân và táo bón làm giãn trực tràng và đại tràng sigma, dẫn đến sự thay đổi hoạt động của cơ và sự nhạy cảm của dây thần kinh ở thành ruột. Những thay đổi này làm giảm hiệu quả của chức năng bài xuất phân và dẫn đến phân được tiếp tục giữ lại.

Khi phân vẫn còn trong ruột, nước được hấp thụ, làm phân cứng, bài xuất phân khó khăn hơn và đau. Sau đó phân có thể phân rã, mềm dần, rò rỉ xung quanh phân cứng, kết quả phân tràn ra ngoài. Trẻ em thường không thể kiểm soát tình trạng phân tràn ra do ảnh hưởng đến độ nhạy cảm với sức căng của trực tràng. Trong hầu hết các trường hợp, phân tràn ra là không tự chủ và không tự phát hoặc cố ý.

Cả hiện tượng rò rỉ và kiểm soát ruột không hiệu quả dẫn đến bài xuất phân không tự chủ.

Chẩn đoán đại tiện không tự chủ ở trẻ em
Đánh giá lâm sàng
Bất kỳ quá trình thực thể nào dẫn đến táo bón (1, 2) đều có thể dẫn đến bài xuất phân không tự chủ và nên được xem xét.

Đối với hầu hết các trường hợp đại tiện không tự chủ thường gặp, hỏi kỹ tiền sử và khám thể chất có thể giúp xác định bất kỳ nguyên nhân vật lý nào. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ những nguyên nhân khác, có thể làm thêm xét nghiệm chẩn đoán (ví dụ, chụp X-quang bụng, hiếm khi sinh thiết thành trực tràng, và thậm chí còn nghiên cứu nhu động ruột).

Khám trực tràng bằng ngón tay ở trẻ em hợp tác có thể hữu ích để loại trừ các rối loạn khác và cũng để đánh giá cảm giác trực tràng là đại diện cho độ nhạy cảm của dây thần kinh trực tràng và thành hậu môn.

Trong các trường hợp kéo dài hoặc phức tạp, đo áp lực hậu môn-trực tràng có thể giúp chẩn đoán chính xác.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *