Giai đoạn nào trẻ thường ăn vạ?
Giai đoạn trẻ ăn vạ nhiều nhất là khoảng từ 1 – 3 tuổi. Đây là thời điểm trẻ phát triển ngôn ngữ của bản thân, học cách bày tỏ cảm xúc cũng như mong muốn của mình với ba mẹ và gia đình.

Độ từ 1 – 3 tuổi cũng là giai đoạn trẻ có nhiều biến đổi trong tâm sinh lý. Những biểu hiện thường gặp nhất chính là: ăn vạ và thường xuyên gào khóc. Những biểu hiện này cũng chính là dấu hiệu cho thấy khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ.

Nguyên nhân trẻ ăn vạ
Đặc điểm tâm sinh lý thay đổi
Theo nhiều chuyên gia về giáo dục, ăn vạ là một biểu hiện bình thường trong quá trình trưởng thành của trẻ. Đa số các trường hợp, trẻ con ăn vạ diễn ra vào giai đoạn khủng hoảng do đặc điểm tâm sinh lý ở trẻ thay đổi liên tục và được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau.

Ví dụ, khi trẻ lên 2 tuổi – đây là giai đoạn tâm lý có những chuyển biến rõ rệt nhất. Trẻ thường tỏ ra hờn dỗi, khóc lóc, tức giận, khó chịu, trẻ ăn vạ và có hiểu hiện không nghe lời khi không đạt được mong muốn của bản thân.

Hay với trẻ mới tập đi, sự thất vọng khi không đi được vững hoặc không đi được xa, trẻ thường biểu hiện thành ăn vạ. Khi mệt mỏi, khi đói, khát nước hoặc không được ở gần ba mẹ cũng dễ khiến trẻ con ăn vạ hơn.

Nguyên nhân trẻ ăn vạ
Trẻ khóc ăn vạ do đặc điểm tâm sinh lý, muốn thu hút sự chú ý hoặc kích động

Được cha mẹ nuông chiều
Đối với những trẻ đã trên 3 tuổi thì việc trẻ con ăn vạ là do thói quen, được cha mẹ nuông chiều từ khi còn nhỏ. Mỗi lần trẻ ăn vạ cha mẹ đều dỗ dành, đáp ứng những mong muốn đó nên dần dần việc ăn vạ như trở thành một thói quen của trẻ khi không hài lòng về việc gì đó.

Tuy nhiên, ngôn ngữ của trẻ lúc này vẫn chưa phát triển hoàn thiện và cũng chưa biết cách thể hiện điều mình muốn chính xác nên biểu hiện mỗi khi ăn vạ thường là: khóc lóc và tức giận.

Thu hút sự chú ý
Trẻ thường thể hiện thái độ chống đối, phản kháng quyết liệt với mọi người nếu như ba mẹ không hiểu và giải quyết được những nhu cầu thật sự của trẻ. Và thái độ này cũng là cách để trẻ gây sự chú ý đến mọi người và đáp ứng mong muốn của trẻ.

Tùy thuộc vào đặc điểm tính cách nhẹ nhàng, có cá tính mạnh mẽ hay cáu gắt mà biểu hiện ở mỗi đứa trẻ ăn vạ là không giống nhau. Vì thế, ba mẹ cần hiểu rõ tâm lý con em mình để nắm bắt nhu cầu và tìm ra cách giải quyết và giáo dục phù hợp.

Trẻ bị kích động, mệt mỏi
Khi còn nhỏ trẻ chưa thể nói ra mong muốn của mình vì hạn chế về ngôn ngữ nên những lúc trẻ đói, trẻ khát sữa, buồn ngủ, mệt mỏi,…rất dễ khiến trẻ ăn vạ. Đó như một cách để giải tỏa sự kích động, sự buồn bực, mệt mỏi khi nhu cầu của bản thân chưa được đáp ứng ngay lập tức.

Yếu tố di truyền
Nhiều người thường nói trẻ thường xuyên ăn vạ như vậy là do ba mẹ quá nuông chiều, luôn đáp ứng mọi mong muốn của trẻ mà không giáo dục để trẻ bớt ăn vạ lại.

Tuy nhiên, ý kiến trên chưa hoàn toàn đúng, vì nhiều nhà khoa học cho biết trẻ ăn vạ còn do yếu tố di truyền gây nên chứ không phải chỉ do cách giáo dục.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, ngay từ khi sinh ra đặc biệt là vào tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh hoặc độ từ 2 – 4 tuổi, khả năng nhiễm các tật xấu từ môi trường sống ảnh hưởng đến tính cách sau này của trẻ là rất cao.

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Montreal, Canada đã chứng minh rằng yếu tố di truyền mới là thứ quyết định đến sự phát triển tính cách của trẻ chứ không phải môi trường. Yếu tố môi trường ảnh hưởng rất ít đến việc em bé ăn vạ hay trẻ ăn vạ.

Trẻ ăn vạ do yếu tố di truyền
Trẻ hay khóc lóc, ăn vạ một phần là do yếu tố di truyền

Theo nghiên cứu về yếu tố di truyền đó, nhiều trẻ sẽ điềm tĩnh, hiền lành hơn trong khi những trẻ khác lại có xu hướng gào khóc, thể hiện thái độ thái quá khi không vừa ý hoặc không được đáp ứng nhu cầu.

Trẻ từ 1,5 – 4 tuổi có thể đấm đá, cắn hoặc lăn lộn trên sàn để giải tỏa cơn tức giận của mình. Hay nói cách khác là trẻ ăn vạ để mong được đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Dù vậy thì yếu tố di truyền cũng không quyết định hoàn toàn và mãi mãi tính cách của trẻ trong quá trình phát triển. Ba mẹ có thể quan sát và tìm cách giáo dục khoa học để giảm bớt tính ăn vạ, hay tức giận của trẻ.

Có thể bạn quan tâm: Những điều quan trọng trong cách dạy con mà ba mẹ nào cũng cần chú ý

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *