Giải tỏa cảm xúc
Khi trẻ gặp chuyện không vui ở trường, ở nhà, hay bị la mắng đánh đập trẻ có thể có xu hướng đánh bạn khác để giải tỏa stress. Do còn nhỏ nên trẻ có phản ứng bản năng và chưa biết lựa chọn chính xác cách để đối diện với những bức xúc sâu bên trong.

Trẻ hay đánh bạn
Trẻ thường đánh bạn để giải tỏa cảm xúc

Thiếu khả năng tự chủ
Trẻ hay đánh bạn cũng có thể do thiếu khả năng tự chủ. Trẻ 18 tháng bắt đầu bước vào mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh, học cách tương tác, lúc này trẻ cũng đang muốn thể hiện cá tính, thực hiện hành vi theo bản năng, chưa ý thức được về sự tự kiểm soát.

Đỉnh điểm của việc trẻ hay đánh bạn thường là khi khủng hoảng tuổi lên 2, khủng hoảng tuổi lên 3 và giảm dần trong các năm sau đó. Tuy nhiên, các trung khu trong não bộ có liên quan đến sự tự kiểm soát sẽ không hoàn toàn trưởng thành cho tới khi trẻ qua giai đoạn vị thành niên.

Giai đoạn khám phá khả năng của bản thân
Có đôi khi trẻ có xu hướng đánh ai đó vào một thời điểm nhất định dù không ai làm gì trẻ cả. Hành vi bạo lực cha mẹ thấy ở trẻ là một phần trong quá trình phát triển. Trẻ hay đánh bạn để nắm bắt và khám phá cơ thể, khám phá khả năng của bản thân.

Trẻ tò mò liệu điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ vung tay chạm vào một vật hoặc người nào đó, nếu đánh mạnh hơn thì chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo. Sau đó trẻ sẽ nhận ra đây là hành vi gây chú ý mang tính tiêu cực. Nhưng việc trẻ hay đánh bạn có tiếp tục không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Thiếu kỹ năng xã hội và ngôn ngữ
Ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi, trẻ vẫn chưa đủ ngôn ngữ cần thiết để có thể nói về cảm xúc của mình, hoặc thiếu kỹ năng xã hội để điều tiết một tình huống nào đó khiến trẻ không thoải mái. Theo tự nhiên, trẻ có thể thể hiện bản thân bằng việc trẻ hay đánh bạn.

Ví dụ như khi trẻ không biết làm thế nào để nói là trẻ không muốn bạn lấy đồ chơi của mình, trẻ liền đánh bạn. Đôi khi trẻ muốn tiếp cận, tò mò muốn tìm hiểu về bạn và chơi với bạn nhưng chưa trưởng thành và thiếu kỹ năng, không biết cách thể hiện mong muốn, nên trẻ hay đánh bạn để gây chú ý.

Thiếu sự đồng cảm và tầm nhìn
Trẻ em trong độ tuổi khoảng 2,5 tuổi thường không để ý ai khác ngoài chính bản thân mình. Trẻ sẽ không có biểu hiện quan tâm đến cảm xúc của người khác, cũng không thể tự hiểu rằng khi trẻ hay đánh bạn thì bạn sẽ bị đau. Trẻ có thể buồn khi thấy bạn khóc nhưng chưa đủ tầm nhìn để lường trước sự việc.

Đối phó với sự thay đổi
Khi trẻ lên ba, trẻ quen biết nhiều người hơn. Sự phức tạp trong các mối quan hệ có thể sẽ khiến trẻ bị áp lực, chưa biết cách thích nghi. Và khi trẻ không thể điều khiển mọi thứ như ý, trẻ hay đánh bạn có thể là phản ứng bản năng giúp trẻ khẳng định sự độc lập của bản thân.

Thử nghiệm các ranh giới
Theo các chuyên gia, cha mẹ hay chứng kiến hành vi tiêu cực của trẻ là bởi khi ở cùng cha mẹ thì trẻ mới có thể thoải mái bộc lộ cảm xúc của mình nhất, cảm thấy an toàn khi làm điều đó với cha mẹ nhất. Hơn nữa, trẻ đang bắt đầu hiểu về các mối quan hệ, rất có thể trẻ đang thử nghiệm các ranh giới thông qua hành vi xấu của mình.

Trẻ đói, buồn ngủ hoặc không khỏe
Trẻ em thường sẽ khó chịu khi đói, không khỏe hoặc buồn ngủ. Khi đó trẻ dễ quấy khóc và đánh người, đây là một sự xả cảm xúc khó chịu. Vì thế cha mẹ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ ngủ đủ giấc và vui chơi nhẹ nhàng, khi nào khỏe mạnh trẻ sẽ ngoan hơn.

Bắt chước hành vi của người chăm sóc
Việc sống trong bạo lực gia đình, bị đánh hoặc chứng kiến cảnh đánh nhau, bị áp dụng những biện pháp kỷ luật trừng phạt thân thể sẽ khiến trẻ thấy hành vi đó là bình thường. Theo thống kê, cứ 10 trẻ em bị cha mẹ đánh đòn thì hầu như cả 10 trẻ này về sau đều dễ có hành vi bạo lực, dẫn đến việc trẻ hay đánh bạn.

Trẻ hay đánh bạn khác
Sống trong môi trường bạo lực gia đình dẫn đến việc trẻ hay đánh bạn

Có thể bạn quan tâm: Mẹ áp dụng ngay 10 cách dạy con bướng bỉnh không nghe lời cực hiệu quả này!
Do tiếp xúc các nội dung bạo lực
Truyền thông, báo chí, youtube, các chương trình ti vi có ảnh hưởng không nhỏ lên hành vi của trẻ. Những chương trình có cảnh bạo lực, la hét, đánh đấm, máu me thường bị cấm cho trẻ em xem là vì vậy.

Theo một nghiên cứu, trẻ nhỏ chơi các game thực tế ảo có yếu tố bạo lực thường dễ hung hăng hơn những đứa trẻ khác. Việc trẻ nghiện điện thoại cũng ảnh hưởng đến tâm lý, dẫn đến tình trạng trẻ sử dụng bạo lực với bạn.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *