Cha mẹ cần làm gương cho con
Cha mẹ chính là tấm gương phản chiếu tính cách và thói quen thường ngày của trẻ. Khi thấy trẻ nghiện điện thoại, hãy kiểm tra và điều chỉnh lại mức độ sử dụng điện thoại của bản thân để cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả.

Trẻ nghiện điện thoại phải làm sao?
Trẻ nghiện điện thoại phải làm sao?

Trò chuyện với con
Việc trò chuyện thường xuyên với con có tác dụng thu hẹp lại khoảng cách thế hệ, đồng thời giúp trẻ hiểu về những tác hại của việc dùng điện thoại quá nhiều. Cha mẹ cần giáo dục trẻ rằng, các thiết bị điện tử khi không được sử dụng đúng cách có khả năng gây hại đến mắt và sự phát triển trí tuệ, tinh thần của trẻ.

Quy định thời gian sử dụng điện thoại
Bên cạnh việc trò chuyện, quy định và thống nhất lại thời gian sử dụng cũng là cách để kiểm soát, hạn chế tình trạng nghiện điện thoại ở trẻ nhỏ. Với phương pháp này, trẻ buộc phải tuân theo nếu muốn sử dụng điện thoại trong thời gian rảnh sau khi đã hoàn thành bài tập trên lớp và các công việc vệ sinh cá nhân hàng ngày.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động khác
Khuyến khích các hoạt động thể chất và trò chơi vận động là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp cai thiện tình trạng trẻ nghiện điện thoại. Dưới đây là những hoạt động do Thạc sỹ – Chuyên gia tâm lý học Tô Thị Hoan khuyến khích cha mẹ áp dụng giúp trẻ hạn chế sử dụng điện thoại:

Lời cảm ơn: Dạy trẻ biết ơn những người đã giúp đỡ mình bằng cách nói cảm ơn hoặc viết một bức thư ngắn gửi họ.
Góc xây dựng: Tạo nên một “công trình” riêng của trẻ bằng lego, đồ chơi hoặc bất kỳ vật dụng sáng tạo nào khác.
Hoạt động chụp hình: Ghi lại những kỉ niệm đẹp và những khoảnh khắc đáng nhớ của bản thân và gia đình.
Sáng tạo trò chơi thủ công: Việc tự tay sáng tạo và dành thời gian chơi trò chơi cùng cha mẹ sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình mình nhanh chóng.
Vẽ ký họa: Vẽ lại những phong cảnh đẹp, đồ vật hoặc chân dung của bất kỳ ai có ý nghĩa đặc biệt với trẻ. Việc vẽ ký họa cũng giúp cha mẹ hiểu hơn phần nào mong muốn, suy nghĩ và cảm nhận của con.
Phát minh một thứ gì đó mới: Không điều gì vui vẻ, hạnh phúc và hứng khởi khi phát minh ra một thứ gì đó của riêng trẻ.
Viết một đoạn nhạc ngắn: Sau khi sáng tạo, hát bài hát của riêng trẻ cho mọi người thưởng thức và đón chờ những lời khen.
Tái chế lại những vật dụng cũ: Việc tái chế lại những chai, lọ, hộp đã cũ thành món đồ hữu ích vừa giúp trẻ kích thích sự sáng tạo, vừa dạy trẻ cách bảo vệ môi trường hiệu quả.
Viết cho thầy cô giáo một tấm thiệp: Dạy trẻ bày tỏ lòng biết ơn và yêu thích với thầy, cô giáo của mình.
Thiết kế một thử thách chướng ngại vật ngay tại nhà: Việc thiết kế thử thách nên có sự hỗ trợ của cha mẹ, kích thích phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.
Khuyến khích tham gia các hoạt động khác để cải thiện tình trạng trẻ nghiện điện thoại
Khuyến khích tham gia các hoạt động khác để cải thiện tình trạng trẻ nghiện điện thoại

Có thể bạn quan tâm: Mẹ tham khảo các cách làm đồ chơi từ vỏ hộp sữa bột giúp trẻ “rời xe” điện thoại hiệu quả
Khen ngợi và thưởng nếu trẻ giảm thời lượng sử dụng điện thoại
Việc khích lệ trẻ sẽ rất hữu ích trong quá trình giảm thời lượng sử dụng điện thoại, bởi trẻ nhỏ vốn rất yêu thích những lời khen. Cha mẹ hãy thử tặng trẻ một món quà nhỏ khi trẻ chủ động trong việc cắt giảm thời lượng sử dụng để quá trình này diễn ra hiệu quả hơn.

5Nên cho trẻ dùng điện thoại lúc mấy tuổi?
Theo tiến sĩ Mark L. Goldstein. cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng điện thoại khi bé 13 – 17 tuổi. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ có trách nhiệm, kỷ luật với bản thân và nghe lời cha mẹ, việc sử dụng điện thoại có thể được bắt đầu từ khoảng 8 – 10 tuổi.

6Thời lượng cho trẻ sử dụng điện thoại hợp lý
Dưới đây là thời lượng sử dụng điện thoại hợp lý do Học viện Nhi Khoa Mỹ khuyến cáo cho trẻ nhỏ:

Trẻ dưới 2 tuổi không nên được sử dụng và tiếp xúc với các thiết bị công nghệ.
Trẻ từ 3 – 12 tuổi có thể được sử dụng điện thoại 1 – 2 giờ mỗi ngày.
Trẻ từ 13 tuổi trở lên cần được thống nhất về nguyên tắc sử dụng điện thoại cùng cha mẹ để hạn chế tối đa những tác động không tốt sau này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *