1Rối loạn lo âu ở trẻ em là gì?
Rối loạn lo âu là tình trạng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ quá mức hay khó chịu mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như vã mồ hôi, khô miệng, bứt rứt không thể ngồi yên một chỗ trước một sự việc, tình huống nào đó.

Nếu chứng rối loạn lo âu ở trẻ kéo dài và không có biện pháp can thiệp kịp thời, sức khỏe, tinh thần và quá trình phát triển ở trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những đứa trẻ mắc hội chứng này thường cảm thấy rất xấu hổ, cô đơn, ngại giao tiếp và không muốn tham gia các hoạt động xã hội.

Rối loạn lo âu ở trẻ em thường được bắt gặp ở những dạng sau:

Rối loạn lo âu ám ảnh cưỡng chế/OCD.
Rối loạn lo âu lan tỏa/toàn thể.
Rối loạn lo âu hoảng sợ.
Rối loạn lo âu chia ly.
Rối loạn lo âu stress sau khi bị sang chấn tâm lý.
Câm có chọn lọc.
Ám ảnh sợ chuyên biệt.
Rối loạn lo âu xã hội/nỗi ám ảnh xã hội.
Vậy nguyên nhân nào dẫn tới biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em? Câu trả lời sẽ được AVAKids giải đáp với nội dung tiếp theo ngay sau đây!

Biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em là gì
Rối loạn lo âu thường khiến trẻ sợ hãi quá mức

2Biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em bắt nguồn từ đâu?
Trẻ em còn quá nhỏ để thích nghi với những biến đổi bất thường từ môi trường. Nhất là phần lớn trẻ thường vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ba mẹ. Chính điều này đã khiến trẻ luôn có cảm giác sợ phải xa cách, mất đi tình yêu thương của ba mẹ, ông bà, sợ khi làm sai,…

Tuy tình trạng này không phải là vấn đề đáng quan ngại, đôi khi nó còn rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhưng một khi tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài, biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân chủ yếu có thể bắt nguồn từ các yếu tố môi trường và các yếu tố sinh học.

Một số nguyên nhân phổ biến làm gia tăng tỷ lệ mắc rối loạn lo âu ở trẻ em:

Cú sốc gia đình: Những sự việc đau lòng như cha mẹ ly hôn, người thân qua đời,… hay thậm chí chỉ là mẹ có em bé mới,… có thể khiến trẻ cảm thấy mất an toàn và có cảm giác bị bỏ rơi.
Gia đình không hạnh phúc: Khi thường xuyên phải chứng kiến các cuộc cãi vã, mâu thuẫn giữa ba mẹ, ông bà, trẻ có thể cảm thấy áp lực và sợ hãi.
Học quá nhiều: Một số trường hợp trẻ đi học, ba mẹ sắp xếp thời khóa biểu của trẻ quá kín cũng như quá kỳ vọng vào trẻ, thời gian nghỉ ngơi của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
Bị bạo hành, bắt nạt: Thường xuyên bị bắt nạt cũng rất có thể khiến biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em xuất hiện.
Ngoài ra, nếu trẻ hay đọc các thông tin, xem các hình ảnh mang tính chất nguy hiểm, kinh dị, dễ bị ám ảnh, theo thời gian, chứng rối loạn lo âu ở trẻ cũng có thể hình thành.

Có thể bạn quan tâm: Có nên cho trẻ đi học sớm? Đi học sớm có ảnh hưởng đến tâm lý trẻ không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *