Sự phát triển về mặt cảm xúc của bé mầm non được thể hiện qua một số đặc điểm sau:
Sợ hãi khi phải đến trường
Trong thời đại 4.0 hiện nay, trẻ nhỏ được ba mẹ cho đi học mầm non từ rất sớm, thậm chí có những bé chỉ mới tròn 6 tháng tuổi. Việc rời xa vòng tay ba mẹ, ông bà từ thời gian còn quá sớm – nơi trẻ cảm thấy an toàn nhất đã gây nên những xáo trộn về tâm lý nhất định đối với trẻ mầm non.
Tại giai đoạn này, bạn bè, thầy cô đều là những người hoàn toàn xa lạ. Vậy nên, môi trường mầm non có thể coi là “cơn ác mộng” đối với trẻ. Trẻ trở nên vô cùng lạc lõng trong thế giới ấy, từ đó nỗi sợ hãi khi phải đến trường dần dần hình thành.
Có thể bạn quan tâm: 11 Cách cho trẻ đi học không khóc cực hiệu quả ba mẹ có thể áp dụng
Trẻ luôn mong muốn được khám phá
Khám phá cuộc sống, thế giới xung quanh có vai trò rất lớn trong việc phát triển cảm xúc của bé mầm non. Ở độ tuổi này, tâm lý của bé sẽ có những chuyển biến nhất định. Bất kỳ hiện tượng, sự vật nào xảy ra xung quanh cũng khiến bé hiếu kỳ. Do đó, ba mẹ sẽ nhận được vô số các câu hỏi từ trẻ.
Điều quan trọng nhất khi giáo dục trẻ mầm non chính là kiên nhẫn. Ba mẹ nên trả lời các câu hỏi của trẻ một cách chi tiết, dễ hiểu để tạo cho trẻ nền tảng tư duy vững chắc.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng không nên ép trẻ học và sinh hoạt theo bất kỳ khuôn mẫu nào, hãy để trẻ thoải mái làm điều mình yêu, kiên nhẫn giải thích cho trẻ những điều mà chúng chưa biết.
Kỹ năng giao tiếp phát triển vượt bậc
Một trong những điểm quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc ở bé mầm non đó chính là sự cải thiện của kỹ năng giao tiếp.
Trong giai đoạn này, trẻ cảm thấy vô cùng thích thú khi được tiếp xúc nhiều hơn với mọi người và thế giới xung quanh. Theo đó, trẻ sẽ quan sát kỹ từng hành động, từng lời nói của thầy cô, bạn bè, ba mẹ và bắt chước theo.
Chính bởi đặc điểm tâm lý này, việc giáo dục trẻ mầm non cần được gia đình và nhà trường đặc biệt chú ý. Người lớn không nên nói tục, sử dụng từ lóng hay giao tiếp không đúng mực, tránh gây rối loạn khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Có thể bạn quan tâm: 16 Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ thú vị nhất
Sự phát triển của trí tưởng tượng
Ở độ tuổi mầm non, khả năng tưởng tượng và tư duy ở bé sẽ phát triển mạnh mẽ. Những âm thanh, hình ảnh, hiện tượng mà trẻ quan sát sẽ được lưu lại trong trí nhớ. Thông qua những hoạt động vui chơi, học tập, bé sẽ càng có nhiều cơ hội để tiếp thu và nâng cao kiến thức về thế giới xung quanh.
Chưa dừng lại ở đó, bé cũng có thể tự sáng tạo và chìm đắm trong khoảng trời của riêng mình. Bé thích tưởng tượng mình là công chúa, là anh hùng,… trong các câu chuyện được ba mẹ kể, các bộ phim mà mình được xem.
Vậy nên, ba mẹ hãy để bé được tự do trong thế giới kỳ diệu ấy, tránh ép buộc bé làm những điều mà mình không thích, khiến cảm xúc của bé mầm non trở nên tiêu cực.
Tư duy trẻ mầm non
Trẻ mầm non đã có thể bắt đầu hình thành chính kiến của riêng mình
Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ 8 cách phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ siêu hiệu quả
Hình thành quan điểm, cá tính riêng
Trong độ tuổi mầm non, bé đã có thể bắt đầu hình thành những quan điểm riêng của bản thân và có cá tính mạnh mẽ. Các bé có thể tự đưa ra chính kiến của riêng mình. Đồng thời cũng luôn chú ý những lời nhận xét từ những người xung quanh.
Do đó, ba mẹ tuyệt đối không được cổ xúy bất kỳ hành động không đúng mực nào của trẻ ở giai đoạn này. Tránh chê bai, trách móc hay khen trẻ trước mặt người khác, khiến trẻ cảm thấy quá tự mãn hoặc quá tự ti về bản thân.
Cảm xúc của bé mầm non ở giai đoạn này rất phức tạp, vậy nên ba mẹ cần lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tránh khiến nhân cách của trẻ phát triển lệch lạc.
Hình thành và phát triển khả năng tự lập
Đến giai đoạn mầm non, bé đã có thể tự làm những việc đơn giản như mặc đồ, vệ sinh chân tay, ăn hay sắp xếp đồ chơi, quần áo,…Do đó, ba mẹ có thể hướng dẫn và cổ vũ bé làm những công việc phù hợp với khả năng của mình để rèn luyện tính tự lập.
Sự xuất hiện của cái “tôi”
Lúc này, cảm xúc của bé mầm non đã có sự phát triển đáng kể. Bé đã có thể ý thức được mình là một cá thể độc lập và bắt đầu hành động theo những suy nghĩ riêng.
Vậy nên, vòi vĩnh, không nghe lời ba mẹ, cáu kỉnh là hiện tượng tâm sinh lý hết sức bình thường. Do đó, ba mẹ không cần quá lo lắng, thay vào đó hãy kiên nhẫn, quan tâm và nhẹ nhàng khuyên bảo con.
Có thể bạn quan tâm: Làm sao để trẻ ở nhà cũng ngoan như ở trường. Đọc ngay mẹo hay này!