Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi từ 4 – 12 tuổi
Tâm lý trẻ từ 4 – 6 tuổi
Từ 4 tuổi là giai đoạn trẻ rất thích kết bạn và sẵn lòng trò chuyện, chia sẻ, bày tỏ sở thích với người khác. Trong độ tuổi này, bé đã có khả năng biểu lộ sự bực tức qua cả lời nói và hành động, thậm chí tỏ ra hống hách và ghen tị trong một số trường hợp. Dù thích độc lập nhưng trẻ vẫn cần sự quan tâm, bao bọc từ bố mẹ.
Trẻ nhạy cảm với những lời chỉ trích từ bố mẹ và người xung quanh, đặc biệt không thể chấp nhận những sai lầm của bản thân. Từ 5 tuổi trở đi trẻ lại có xu hướng khao khát trở thành tâm điểm, sự chú ý, yêu thương từ người lớn trong gia đình.
Trẻ trong giai đoạn 5 – 6 tuổi thường rất vô tư, nghĩ gì nói đó, bắt đầu xây dựng được mối quan hệ bạn bè thân thiết. Nhu cầu trở thành người giỏi và tốt nhất cũng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn vào giai đoạn này.
Có thể bạn quan tâm: Nguyên tắc vàng để giúp nâng cao cảm xúc của bé mầm non hiệu quả, ba mẹ bỏ túi
Tâm lý trẻ từ 7 – 8 tuổi
Trẻ trong giai đoạn từ 7 – 8 tuổi luôn tồn tại nỗi lo bị chỉ trích, từ đó cố gắng bộc lộ bản thân để xem xét phản ứng của người lớn. Dù nhạy cảm nhưng trẻ lại có nhận thức tốt hơn về bản thân.
Giai đoạn này tính cách của trẻ có thể hơi thất thường nhưng bù lại cảm xúc không hướng đến sự tiêu cực, thích khám phá, thân thiện và thích được nói chuyện. Khi quan sát chi tiết bố mẹ có thể thấy trẻ đã bắt đầu chơi theo nhóm, chọn bạn cùng giới thích, biết chia sẻ bí mật và đồ chơi cho người khác.
Từ 8 – 10 tuổi con thường đánh giá năng lực bản thân rất khắt khe bởi khao khát trở thành người giỏi, dẫn dầu và làm việc đúng đắn. Quan trọng hơn là trẻ ở giai đoạn này luôn mong muốn mình trở thành người lớn nên tính trách nhiệm cũng cao hơn, biết tự hình thành thói quen và có chính kiến riêng của bản thân.
Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi của trẻ không giống nhau
Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi của trẻ không giống nhau
Tâm lý trẻ từ 10 – 12 tuổi
Từ 10 – 12 tuổi là giai đoạn tiền dậy thì của trẻ nên cảm xúc lúc này cũng có sự biến đổi rõ rệt. Con hiểu dần về giai đoạn trưởng thành của bản thân và trân trọng hướng đi của mình. Thế giới tâm lý của trẻ trong giai đoạn này cũng phức tạp hơn, ngay cả trong tình bạn.
Trẻ từ 11 tuổi trở lên có xu hướng thích được độc lập, ít tham gia vào các hoạt động gia đình mà chỉ thích quan tâm đến mối quan hệ bạn bè. Bố mẹ cần nắm bắt được sự thay đổi, phát triển tâm lý này để giáo dục con tốt hơn.