Trên thực tế, trẻ 2 tuổi thường tỏ ra ương bướng, cố chấp, vì trong giai đoạn này trẻ đang tìm hiểu, khám phá và khẳng định bản thân của mình. Do đó, bố mẹ cần có cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh thật tinh tế để không khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cách dạy trẻ bướng bỉnh “đỉnh cao” nhất.

Chọn thời điểm thích hợp để dạy con

Không phải lúc nào những yêu cầu của cha mẹ đưa ra cũng được trẻ thực hiện theo. Vì vậy, cha mẹ cần lựa chọn thời điểm thích hợp để truyền đạt yêu cầu cũng như mong muốn của mình. Nếu những yêu cầu này diễn ra, vào thời điểm bé đang làm việc mình yêu thích, thì cha mẹ không nên bắt buộc bé ngưng việc làm đó lại, mà hãy đợi đến khi bé kết thúc.

Nếu cha mẹ khăng khăng bắt bé làm theo ý của mình sẽ làm cho bé tỏ ra miễn cưỡng, không tập trung và khó chịu. Khi trẻ đã kết thúc việc mình thích, tâm lý sẽ thoải mái hơn, trẻ sẽ nghe lời và ngoan ngoãn thực hiện theo yêu cầu của cha mẹ.

Dứt khoát và mềm mỏng

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh dứt khoát và mềm mỏng bao gồm mắng và thuyết phục trẻ. Cha mẹ cần mắng con trong những trường hợp tương đối nghiêm trọng. Lúc này, hãy nhìn thẳng vào mắt bé với thái độ thật nghiêm khắc và nói thật chậm để giải thích cho con việc làm đó của con là không đúng.

Nhờ đó, trẻ sẽ nhận thức được hành động của mình. Nếu cha mẹ chỉ giải thích nhẹ nhàng hoặc bỏ qua trẻ sẽ có xu hướng lặp lại những việc làm tương tự trong thời gian tiếp theo. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến trẻ hình thành xu hướng bạo lực khi lớn lên.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần phân biệt rõ giữa dứt khoát và mềm mỏng để trẻ nhận ra sự khác biệt. Từ đó, trẻ sẽ biết làm gì sẽ khiến cha mẹ tức giận và không dám tái phạm. Tuy nhiên, lúc nào cha mẹ cũng mắng trẻ sẽ khiến trẻ quen dần với việc này và không còn sợ.

Phớt lờ những yêu cầu của trẻ

Nhiều cha mẹ thường có thói quen nuông chiều, con muốn cái gì là đáp ứng cái đó. Vì vậy, khi trẻ đòi hỏi mà không được đáp ứng bé sẽ bướng bỉnh, quấy khóc, hờn dỗi… Do đó, cha mẹ cần từ chối với những yêu cầu không hợp lý một cách cương quyết. Từ đó, trẻ sẽ hiểu ra rằng không phải bất kỳ đòi hỏi nào cũng được chấp nhận và bé sẽ học được cách chấp nhận và bỏ được thói quen vòi vĩnh của mình.

Không ép trẻ làm những điều trẻ không thích

Trẻ 2 tuổi cũng có sở thích riêng của mình nên cha mẹ không nên ép trẻ làm những điều mà trẻ không thích. Trẻ sẽ có xu hướng nổi loạn và không nghe lời khi cha mẹ ép trẻ làm những việc làm đó. Do đó, cha mẹ hãy lắng nghe và hiểu rõ hơn tâm tư của trẻ và cho trẻ làm theo ý muốn của mình dưới sự kiểm soát của người lớn. Sau đó, hãy phân tích cho bé thấy nếu biết vâng lời cha mẹ, kết quả sẽ tốt hơn.

Động viên, khen ngợi trẻ đúng lúc

Nguyên nhân dẫn đến sự bướng bỉnh và khó bảo của trẻ chính là cách đối xử của người lớn. Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh là dành cho bé lời khen hơn là trách móc. Phụ huynh hãy động viên khi bé làm những việc tốt dù đó là việc nhỏ nhặt và không được quá gay gắt khi nuôi dạy trẻ.

Trẻ em luôn muốn được khen ngợi và cổ vũ, do đó trẻ sẽ có xu hướng hành động tích cực khi nhận được sự khen ngợi từ bố mẹ. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tặng cho bé một phần thưởng nhỏ để khuyến khích trẻ, nhờ đó, trẻ sẽ ngoan ngoãn hơn.

Giúp con khám phá

Bước sang giai đoạn 2 tuổi, trẻ có xu hướng muốn khám phá mọi thứ xung quanh cuộc sống của chúng. Bằng việc sử dụng thính giác, thị giác và xúc giác, mọi hành trình diễn ra quanh trẻ đều là những cuộc phiêu lưu đầy thú vị. Chính vì thế, mẹ cần giúp trẻ phân biệt được đâu là những vùng an toàn hay nguy hiểm để trẻ có thể tiếp cận hoặc tránh xa chúng khi cần thiết.

Đặt giới hạn cho trẻ

Đối với những trẻ bướng bỉnh, bảo thủ luôn cho mình là số 1 thì việc cha mẹ thường xuyên ngăn cấm hoặc nói “không”, “đừng” không phải là một sự lựa chọn thông minh. Bởi chúng sẽ tỏ ra thất vọng, ngang ngược hơn khi chúng không đạt được những thứ mà chúng muốn.

Phạt bé ở một mình

Khi trẻ có những hành vi tiêu cực và không quan tâm đến những lời nói của bố mẹ thì bạn cần phạt bé một mình trong một khoảng thời nhất định với một không gian an toàn. Việc phạt bé không chỉ giúp bé nhìn nhận được những sai lầm của mình mà nó còn là một cách thể hiện cho bé thấy, nếu bé làm sai bất cứ việc gì và không nhận lỗi thì sẽ không có ai tin tưởng và ở cạnh bé trong lúc này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *