Sau những ngày đảo lộn nuôi con từ 0 đến 3 tháng tuổi không hề dễ dàng, giờ đây mẹ có thể thấy nếp sinh hoạt của bé dần trở ổn định hơn. Bé thức lâu hơn, “hóng hớt” và chăm chú quan sát mọi thứ xung quanh hơn.

Bé thậm chí tỏ ra buồn chán nếu không được nhìn ngắm và tương tác. Vì thế nhiều mẹ bắt đầu quan tâm tìm hiểu cách dạy trẻ 3 tháng tuổi thông minh! Vậy thì dạy bé 3 tháng tuổi những gì để có thời gian thức thật chất lượng? Mẹ tiếp tục đọc bài viết nhé!

Phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ 3 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, với tay để cầm nắm một món đồ vẫn đang là động tác khó và cần được luyện tập nhiều bởi bé vẫn chưa thể ước lượng được khoảng cách chính xác. Mẹ có thể bắt đầu với đồ chơi treo có màu sắc hấp dẫn được treo trong tầm với của bé.

Ban đầu bé sẽ liên tục đập tay vào và chưa thế tóm lấy đồ chơi ngay được. Nếu bé nắm hụt và tỏ ra mất kiên nhẫn, mẹ hãy thay bằng món đồ chơi khác dễ cầm nắm hơn. Lúc này mẹ đừng quên khen ngợi khi bé đã nỗ lực nhé!

Những ngón tay nhỏ xinh đang ngày một linh hoạt hơn. Khi đã với đồ thành công, bé cũng thích thú khám phá đồ chơi bằng cách cầm đưa vào miệng để cảm nhận.

Nhờ đó, bé vừa được rèn luyện sức nắm vừa cải thiện kỹ năng vận động tinh. Vì thế mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn những món đồ chơi có chất liệu an toàn, không có các chi tiết nhỏ gây nguy cơ hóc nghẹn cho bé.

Phát triển kỹ năng vận động thô cho trẻ 3 tháng tuổi

Các hoạt động vận động thô ở độ tuổi này giúp bé tăng cường các cơ ở cổ và lưng. Mẹ vẫn tích cực cho bé nằm sấp mỗi khi có thể.

Trong khi nằm sấp, mẹ có thể đặt đồ chơi vừa tầm với hoặc mẹ cũng nằm sấp đối diện và khuyến khích bé nhìn và trò chuyện với mẹ bằng những tiếng pha trò vui nhộn.

Ngoài ra mẹ có thể khuyến khích bé củng cố khả năng kiểm soát đầu và cổ bằng cách bế bé theo tư thế ngồi. Bé còn được khơi dậy trí tò mò bởi trong tư thế này, bé có thể quan sát mọi vật xung quanh ở một góc độ hoàn toàn mới mẻ.

Bé đang trong giai đoạn tập lẫy lật, nếu có sự hỗ trợ của mẹ thì sẽ thuận lợi hơn biết bao! Mẹ để một ngón tay của mẹ vào lòng bàn tay bé, đợi bé nắm chặt, cảm nhận lực nắm ở tay và từ từ kéo sang bên nhẹ nhàng.

Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé tập lật ngửa lại nhằm giúp bé có khả năng lẫy ngửa lại tránh nguy cơ ngạt thở khi tập lật trong lúc ngủ.

Phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé bắt đầu tạo ra những nguyên âm đơn giản để trò chuyện với mẹ. Vì vậy mẹ đừng quên “buôn chuyện” với bé thật nhiều nhé.

Đầu tiên mẹ cần cho bé thấy gương mặt vui vẻ hào hứng của mẹ. Nếu bé chưa biết hóng chuyện, mẹ hãy tự mình bắt chước bé và cười khích lệ khi bé tò mò nhìn lên mẹ. Bé hiểu rằng mình có thể giao tiếp với mẹ bằng “giọng nói” của mình.

Tiếp theo, mẹ điều chỉnh tông cao hơn một chút so với bình thường nhằm thu hút sự chú ý của bé. Mẹ có thể nói về bất cứ chủ đề gì, đơn giản là những chuyện xảy ra hàng ngày với hai mẹ con.

Mẹ lưu ý thể hiện cho bé thấy nguyên tắc hội thoại là nếu bé nói điều gì đó thì sẽ được mẹ đáp lời. Mẹ cần có khoảng nghỉ đợi bé “nói” hết bởi bé sẽ cảm thấy thất vọng khi không được mẹ lắng nghe.

Phát triển khả năng nhận thức cho trẻ 3 tháng tuổi

Các hoạt động phát triển nhận thức không chỉ giúp cải thiện kỹ năng nhận thức mà còn có tác động trực tiếp đến trí thông minh và nhân cách của bé khi lớn lên.

Việc đầu tiên là mẹ hãy dành thời gian đọc sách cho bé nghe càng nhiều càng tốt. Mẹ hãy bắt đầu với những cuốn sách tranh có màu sắc tươi sáng, hình ảnh rõ ràng và thật ít chữ, thậm chí không có chữ để bé có thể nhìn thấy một cách trực quan nhất những gì mẹ đang truyền đạt.

Có thể bé còn quá nhỏ để hiểu ý nghĩa của câu chuyện nhưng chắc chắn bé sẽ thích nhìn những hình ảnh đầy màu sắc trước mặt trong khi được nghe giọng kể sinh động đầy hấp dẫn của mẹ.

Mẹ hãy mô tả cho bé nghe về bất cứ chuyện gì và về mọi thứ xung quanh gần gũi với bé. Trong khi nói mẹ chỉ cần lưu ý mô tả ngắn gọn và thay đổi giọng điệu thật đa dạng, đồng thời luôn duy trì giao tiếp bằng mắt với bé.

Mẹ đặt bé nằm sấp trước một tấm gương rộng để bé có thể nhìn thấy hình ảnh của chính mình. Bé có thể còn quá nhỏ để hiểu về sự phản chiếu, nhưng bé chắc chắn sẽ thích thú với “ai đó” trong gương đang không ngừng cử động và vẫy tay liên hồi.

Mẹ chọn những món đồ chơi tạo ra nhiều tiếng động khác nhau. Khi chơi với những đồ chơi âm thanh, bé dần dần hiểu được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả và chắc chắn bé rất hào hứng với việc khám phá những âm thanh vui tai đó.

Mẹ có thể sử dụng các nhạc cụ đơn giản có âm thanh tương phản, như lục lạc, chuông, trống, hoặc tận dụng những đồ vật sãn có trong nhà như cốc, bát, thìa… Mẹ hãy cho trẻ thấy rằng các đồ vật khác nhau sẽ tạo ra những tiếng động khác nhau khi chúng ta tác động vào.

Mẹ cũng có thể đặt bé trên một tấm khăn lớn rồi kép cá mép khan sao cho bé được di chuyển sang trái, sang phải. Nhờ đó, bé được trải nghiệm về sự chuyển động trong không gian.

Các trò chơi thăng bằng có tác dụng giúp bé tăng khả năng định vị trong không gian. Mẹ có thể cho bé nằm sấp hoặc ngửa trên một quả bóng gai và lăn bóng chầm chậm theo các hướng. Mẹ cũng có thể cho bé chơi trò đi máy bay bằng cách nâng bé lên và tạo ra tiếng mô phỏng máy bay cất cánh hoặc hạ cánh. Bé có thể cười rất to vì thích thú đó mẹ à!

Phát triển giác quan cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Mẹ có thể tập thể dục cho mắt của bé bằng cách treo đồ chơi có màu sắc tương phản và đi chuyển chầm chậm phía trên cũi để mắt bé dần bắt kịp tốc độ.

Mẹ hãy cung cấp đa dạng các chất liệu, kết cầu để bé cảm nhận thế giới xung quanh, trước tiên là khuyến khích con sờ vào đệm, sàn gỗ, thảm…

Tại thời điểm này, cảm quan ở miệng của bé rất nhạy cảm. Thay vì ngăn cản bé đưa đồ vật vào miệng, mẹ hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ các món đồ chơi để bé có thể cầm và ngậm vào miệng để thoải mái khám phá.

Ngoài ra mẹ hãy tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng và da kề da mỗi ngày để kích thích xúc giác cho bé, đồng thời giúp bé cảm nhận được sự quan tâm của mẹ.

Để giúp em bé phát triển kỹ năng nghe, mẹ hãy hát thật nhiều bài hát với giai điệu vui nhộn hoặc đọc thơ và các bài đồng dao. Mẹ cũng nên nói chuyện với bé liên tục và gọi tên gọi tên bé càng nhiều càng tốt.

Vậy là mẹ đã thấy có rất nhiều hoạt động tương tác với bé để phát triển về mọi mặt. Bên cạnh đó, không chỉ có thời gian thức mà bé lớn lên cả về thể chất và trí tuệ ngay cả trong giấc ngủ. Bởi vậy đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng cho bé cũng được coi là một phương pháp dạy trẻ sơ sinh thông minh đó mẹ ạ!

Với POH Easy, mẹ được tư vấn 1:1 cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi khoa học, giúp con ăn no, ngủ đủ, chơi vui, ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng và mẹ được ngủ trọn vẹn 8 tiếng/đêm! Mẹ nào còn băn khoăn về phương pháp dạy trẻ sơ sinh EASY sẽ có cái nhìn đầy đủ và hướng dẫn cụ thể về cách nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi.

Và nếu mẹ muốn tìm hiểu cách hỗ trợ con phát triển tốt nhất một cách chi tiết và bài bản, mẹ hãy tham gia chương trình POH Acti nhé!

POH ở bên mẹ để giúp con phát triển toàn diện & vượt trội não bộ, vận động, ngôn ngữ… thông qua những bài tập phát triển trí não cho trẻ sơ sinh được cá nhân hóa theo ngày tuổi của con. Mẹ còn được trao đổi 1:1 với các giảng viên tận tâm và giàu chuyên môn của chương trình, thay vì tự mình loay hoay tìm hiểu mà mãi không rõ vướng ở đâu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *