Để một em bé nhút nhát trở nên tự tin hơn trước đám đông, trước bạn bè và người xa lạ chắc chắn không thể một sớm, một chiều mà cần sự hỗ trợ của cha mẹ trong từng bước đệm nhỏ.
Bé nhút nhát thường thiếu tự tin, sợ sệt khi bước vào môi trường mới, khả năng thích nghi kém nên rất dễ trở nên chậm chạp, kém năng động và khó thành công hơn so với các bạn. Vì thế, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé nhút nhát để giúp con trở nên mạnh mẽ, tự tin hơn trong cuộc sống nhé.
1. Những cuộc thảo luận có chủ đề của gia đình
Khuyến khích trẻ lên tiếng trong các cuộc thảo luận gia đình về một vấn đề nào đó. Cho dù là về chương trình truyền hình sẽ xem tối hôm đó hoặc địa điểm đi chơi vào cuối tuần. Gợi ý những ý cụ thể để bé có thể tham gia cuộc trò chuyện chung.
2. Em bé nhút nhát cần học cách ra quyết định
Trẻ học cách làm chủ những quyết định liên quan đến bản thận trong cuộc sống hàng ngày của bé. Ví dụ, yêu cầu trẻ cho bạn biết bé muốn mặc bộ đồ nào đến trường hoặc hoặc món ăn sáng nào cho ngày mai. Chính kinh nghiệm nói về những vấn đề như vậy làm tăng sự tự tin của bé.
3. Biển diễn “nhỏ” trước khán giả là ba mẹ
Yêu cầu con bạn hát một bài hát cho bạn và ba của bạn hoặc với anh chị em, hoặc thậm chí đến một buổi họp mặt gia đình lớn hơn. Mặc dù ban đầu trẻ có thể cảm thấy bối rối, nhưng bé sẽ thử với sự hỗ trợ của mẹ.
4. Làm quen với bạn mới
Sự tự tin khi nói chuyện thường giảm xuống vì một đứa trẻ không chắc chắn nên nói gì khi gặp một người bạn nào đó. Vì vậy, hãy đưa ra đề xuất bằng cách nói cụ thể cho trẻ để mở cuộc trò chuyện. Ví dụ: “Xin chào. Tên tôi là như vậy, tên bạn là gì? ”.
5. Kết nối mọi người
Con bạn càng hòa đồng với những đứa trẻ khác ở độ tuổi của chính mình thì càng có nhiều khả năng trẻ sẽ cải thiện sự tự tin của mình khi nói chuyện. Đặc biệt là nếu trẻ làm như vậy trong các nhóm nhỏ trước. Dành thời gian sắp xếp các cơ hội giao lưu phù hợp cho bé.
6. Khuyến khích những điểm mạnh của trẻ
Trẻ sẽ không cảm thấy tốt khi nói trước mọi ngươi trừ khi bé cảm thấy tốt về bản thân mình. Chính cha mẹ là người hiểu con nhất nên có thể chỉ ra tất cả các thuộc tính tích cực của trẻ. Hãy để trẻ biết rằng bạn nghĩ như thế nào về bé và đừng quên nhấn mạnh rằng những người khác cũng thích trẻ.
7. Tham gia lớp diễn kịch
Các lớp học kịch dạy trẻ em cải thiện những cách thể hiện bản thân trước một lượng lớn khán giả. Kỹ năng học được trong ngữ cảnh đó thường chuyển sang các tình huống khác, chẳng hạn như thảo luận ý tưởng trong một nhóm nhỏ.
8. Cha mẹ luôn đặt ra câu hỏi
Khi bạn và con bạn đi mua sắm cùng nhau, khuyến khích trẻ nói chuyện với nhân viên thu ngân khi mua hàng. Những cuộc trò chuyện ngắn với một người lạ, có mục đích rất cụ thể và hạn chế, là cách làm tốt để tăng sự tự tin cho bé.
9. Động viên từ cha mẹ
Hầu hết các cơ hội nói chuyện xảy ra một cách tự nhiên, khi bé ở cùng với bạn bè và gia đình của mình mỗi ngày. Khi bạn nhận thấy trẻ tự tin nói chuyện với ai đó, hãy nói với trẻ rằng bạn hài lòng đến mức nào khi bé trò chuyện theo cách trưởng thành như vậy.
10. Trò chơi đóng vai
Các trò chơi với bé 5-6 tuổi như đóng vai diễn kịch luôn rất thú vị. Tham gia với bé trong vai diễn giả vờ là một cách hữu ích để tăng cường sự tự tin của trẻ khi nói. Bởi vì trẻ có thể diễn ra các trạng thái cảm xúc khác nhau trong một bầu không khí vui chơi không áp lực. Trẻ có thể giả vờ là giáo viên của mình, hoặc bạn, hoặc một nhân vật truyền hình.
11. Thực hiện nguyên tắc ba không: Không so sánh, không tỏ thất vọng, không la mắng
Nhiều bậc cha mẹ thường hay dùng chiêu “khích tướng” khi so sánh trẻ với các bé trai khác để làm con trai mình tức lên với hi vọng bé sẽ cố gắng chiến thắng các bạn nam cùng lứa. Cách này chỉ có tác dụng với những bé hiếu động mà sẽ phản tác dụng đối với những trẻ tự ti (hoặc nặng hơn là tự kỷ). Ngoài ra, khi trẻ chưa làm được như bạn mong muốn, đừng tỏ ra thất vọng trước mặt trẻ như “Sao con trai gì mà chẳng mạnh mẽ chút nào”.
Sâu thẳm trong tâm hồn của mình, bé nào cũng muốn làm vui lòng ba mẹ. Khi tỏ ra thất vọng như vậy, bạn đã vô tình gây tổn thương và làm cho trẻ càng sợ hãi hơn khi cảm thấy bế tắc về việc tự tin hơn. Mỗi lúc như vậy, ba mẹ cũng không nên la mắng trẻ, đặc biệt là quở trách trước mặt nhiều người.
12. Tạo không gian sống cho trẻ
Cha mẹ nên tận dụng những ngày nghỉ, thời gian rảnh rỗi để cho trẻ đi chơi công viên, sở thú, đi thăm người quen, họ hàng để trẻ giảm bớt cảm giác xa lạ với môi trường xung quanh, tăng cường hứng thú giao lưu của trẻ và giúp trẻ hoạt bát, cởi mở hơn.
Cha mẹ nên tăng cường cho trẻ tiếp xúc, chơi đùa với các bạn cùng trang lứa để trẻ xóa bỏ cảm giác xa lạ với thế giới bên ngoài. Từ đó trẻ sẽ tự tin hơn vào bản thân mình.Để trẻ tự làm những công việc nhỏ vừa với sức của trẻ, để trẻ tự lựa chọn trang phục. Khi trẻ tiến bộ hãy động viên kịp thời để trẻ có thêm động lực.
13. Không đặt ra tiêu chuẩn quá cao cho trẻ
Bố mẹ không nên đặt hi vọng quá cao vào trẻ, đừng nên để bé không bao giờ đạt được mục tiêu đề ra vì điều này sẽ khiến bé dễ nản và nghĩ rằng mình kém cỏi.
14. Coi trọng sự cống hiến và ưu điểm của bản thân trẻ
Nhiều bậc cha mẹ không cho con làm bất cứ việc gì ở nhà chỉ vì con làm không đạt yêu cầu của cha mẹ, chính điều đó làm cho trẻ không tự tin vào mình. Cha mẹ phải để trẻ cảm nhận mình là người có ích, đánh giá khách quan những ưu điểm của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội đóng góp cho gia đình.
Động viên con dù con làm sai để con có niềm tin vào bản thân mình hơn. Hãy nhớ rằng bạn tặng con sự tự tin chính là bạn tặng cho trẻ những cơ hội để trẻ thành trong cuộc sống.
15. Đừng gắn mác nhút nhát cho con
Việc “gắn mác” cho bé hiếm khi mang lại lợi ích cho dù đó có là một danh hiệu tốt đi nữa, chẳng hạn như “thông minh” hoặc “tài năng”. Đứa trẻ nào cũng phải mất thời gian để cảm thấy thoải mái trong môi trường mới. Do đó, đừng bao giờ vội vàng gắn mác “nhút nhát” cho bé nhé.
Nếu bạn đã lỡ gắn mác nhút nhát cho con của mình, sao không thử thay đổi hình ảnh bản thân bé bằng cách cho bé nghe một cái gì đó tích cực hơn? Bạn có thể cho bé thấy bé đã trở nên thân thiện như thế nào hoặc nói về những nỗ lực mà bé đã cố gắng để hòa nhập. Một điều quan trọng không kém là nên lưu ý họ hàng, bạn bè, và giáo viên không đưa ra những nhận xét chưa chính xác về bé.
Thước đo tốt nhất cho khả năng hòa đồng của bé là nhìn vào những người bạn của bé. Bé có người bạn nào không? Bé có nói chuyện với bạn không? Nếu bé luôn tỏ ra cô độc, nên nói chuyện với giáo viên về vấn đề đó. Có thể bạn không thấy những thời điểm bé vui đùa cùng các bạn nhưng giáo viên thì có. Tuy nhiên, nếu giáo viên cũng đồng ý rằng con bạn đang gặp vấn đề về khả năng giao tiếp xã hội so với những bé cùng độ tuổi, cần trao đổi với bác sĩ nhi khoa để có được sự đánh giá chuẩn xác về sự phát triển của bé.
16. Cho bé xem phim nhật ký chú bé nhút nhát
Bộ film có nội dung về một cậu bé nhút nhát và bé đã vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân để có được thành công. Mẹ có thể cho bé xem phim cậu bé nhút nhát này để giúp con có thêm động lực thay đổi bản thân nhé.
Dạy một em bé nhút nhát trở nên tự tin hơn trong giao tiếp cần có thời gian và sự kiên nhẫn. Không phải “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” mà tính cách được hình thành từ chính môi trường giáo dục của gia đình.