Cách dạy trẻ tự kỷ tập nói chuyện và phản xạ thường mất rất nhiều thời gian và cần sự kiên nhẫn rất nhiều của ba mẹ. Hãy thử áp dụng những cách dạy trẻ tự kỷ tập nói mà AVAKids liệt kê dưới đây để quá trình này diễn ra nhanh hơn và nhẹ nhàng hơn.
Dạy trẻ tự kỷ bằng cách giúp con tương tác với thế giới bên ngoài
Một trong những lưu ý quan trọng khi dạy trẻ tự kỷ là ba mẹ không được để trẻ cảm thấy bản thân không giống những đứa trẻ bình thường khác. Hãy đối xử với trẻ như bình thường, đưa trẻ đi chơi công viên, đến các khu vui chơi để tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với môi trường sống xung quanh.
Đây là cách dạy trẻ tự kỷ tập nói rất hiệu quả, vì khi được tiếp xúc với nhiều người, được quan sát những đứa trẻ khác nói chuyện, trẻ sẽ có xu hướng học theo và có động lực để tập nói hơn.
Chú ý tới những sở thích và điều con quan tâm
Khi ba mẹ làm hay nói về những điều mà trẻ quan tâm, thích thú thì sẽ dễ gây chú ý cho trẻ hơn, trẻ cũng sẽ tập trung hơn.
Ví dụ như ba mẹ có thể mua những món đồ chơi mà trẻ thích và chơi cùng con mỗi ngày. Sau khi trẻ đã quen với việc chơi cùng món đồ chơi đó, ba mẹ hãy cất món đồ chơi ở nơi mà trẻ không lấy được. Điều này khuyến khích trẻ tương tác với ba mẹ để nhờ lấy đồ chơi.
Chú ý tới những sở thích và điều con quan tâm
Có thể lúc đầu, sự tương tác này chỉ được thể hiện bằng hành động, ba mẹ hãy đáp ứng 1 vài lần đầu, nhưng sau đó hãy khuyến khích trẻ nói chuyện để có thể lấy được món đồ chơi.
Cách dạy trẻ tự kỷ tập nói: Sử dụng từ ngữ đơn giản
Một trong những cách dạy trẻ tự kỷ tập nói là sử dụng từ ngữ đơn giản. Từ ngữ càng ngắn gọn, dễ hiểu, trẻ càng dễ tiếp thu.
Đối với trẻ tự kỷ khả năng nắm bắt ngôn ngữ là tương đối khó khăn, vì thế việc sử dụng ngôn ngữ phức tạp, khó hiểu sẽ khiến trẻ bị bối rối và không muốn giao tiếp.
Ba mẹ hãy dùng từ ngữ đơn giản để giao tiếp với trẻ và tập dần cho trẻ cách sử dụng từ ngữ đó trong quá trình nói chuyện hàng ngày.
Dạy trẻ tự kỷ tập nói bằng giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ là một trong những cách dạy trẻ tập nói được áp dụng từ những bước đầu tiên. Ba mẹ hãy làm theo những cử chỉ, hành động của con để giúp trẻ dễ dàng học hỏi hơn từ môi trường bên ngoài. Ví dụ như gật đầu là đồng ý, lắc đầu là không đồng ý.
Những cử chỉ này càng gần gũi thì trẻ sẽ càng dễ hiểu, dễ tiếp thu, đặt nền tảng cho việc giao tiếp bằng lời nói trong tương lai.