5Cách phòng tránh rối loạn lo âu ở trẻ
Ba mẹ cần hết sức chú ý và quan tâm những biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em bởi nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi, sức khỏe, nhận thức và quá trình phát triển của trẻ. Để phòng ngừa căn bệnh tâm lý này, ba mẹ cần áp dụng một số biện pháp sau:

Xây dựng và rèn luyện cho trẻ thói quen sinh học lành mạnh để nâng cao tính độc lập.
Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống với đầy đủ các nhóm chất cần thiết để trẻ phát triển khỏe mạnh.
Dạy trẻ cách kiểm soát xúc và nhìn nhận vấn đề theo phương diện tích cực, hạn chế nóng giận, cãi vã trước mặt trẻ.
Thường xuyên trò chuyện, tâm sự cùng trẻ, giúp trẻ nói ra những khó khăn, khúc mắc mà mình đang phải đối mặt.
Tránh chê bai, chỉ trích trẻ khi trẻ gặp thất bại làm trẻ tổn thương, tự ti, thay vào đó, ba mẹ cần động viên trẻ để trẻ không bị quá tiêu cực.
Đảm bảo trẻ luôn ngủ đủ giấc, rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ trước 22h, giữ không gian ngủ yên tĩnh, dễ chịu, thoáng mát, tránh làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
Ngăn ngừa biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em
Ba mẹ cần thường xuyên tâm sự với trẻ để trẻ giải tỏa cảm xúc

6Giải đáp thắc mắc liên quan
Rối loạn lo âu có phải trầm cảm không?

Trầm cảm ở trẻ em và rối loạn lo âu là hai tình trạng tâm lý khác nhau tuy nhiên chúng hoàn toàn có thể xảy ra cùng nhau và có phương pháp điều trị tương tự. Rối loạn lo âu có thể được coi là triệu chứng của trầm cảm ở giai đoạn nghiêm trọng. Trẻ thường mắc chứng trầm cảm do rối loạn lo âu, chẳng hạn như rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu tổng quát,…

Nếu trẻ uống thuốc thì có phải uống mãi không?

Phần lớn các biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ em chỉ cần sử dụng thuốc trong một thời gian ngắn và có thể ngưng hoàn toàn sau khi tâm lý trẻ trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, việc quyết định có tiếp tục sử dụng thuốc hay không cần được các chuyên gia tiến hành theo dõi và ra quyết định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *