Một khi trẻ hiểu cảm xúc của mình, chúng cần học cách đối phó với những cảm xúc đó một cách lành mạnh. Chúng biết cách bình tĩnh, vui vẻ hoặc đối mặt cụ thể với nỗi sợ hãi một cách dũng cảm.

Bạn cần dạy con những kỹ năng cụ thể. Ví dụ, con bạn có thể được dạy về lợi ích từ việc học cách hít thở sâu vài lần khi chúng đang tức giận để giúp cơ thể bình tĩnh lại.

Bạn cũng có thể giúp con tạo ra một số thói quen hoặc hành động giúp điều chỉnh cảm xúc. Các loại sách tô màu, sách truyện cười yêu thích, nghe nhạc nhẹ nhàng…có thể giúp thu hút các giác quan và xoa dịu cảm xúc. Đặt chúng ở một nơi đặc biệt và dễ dàng tìm thấy. Sau đó, khi trẻ khó chịu, hãy nhắc con đi lấy bộ “dụng cụ bình tĩnh” và tập sử dụng những công cụ trên để giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

6Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề
Một phần của việc xây dựng trí thông minh cảm xúc liên quan đến việc học cách giải quyết vấn đề. Sau khi các cảm xúc đã được nhận định và giải quyết, đã đến lúc trẻ cần phải tìm cách khắc phục vấn đề chúng đang gặp phải.

Ví như con bạn có vẻ tức giận vì chị gái làm gián đoạn khi chúng đang chơi trò chơi điện tử. Việc của bạn là giúp con có ít nhất năm cách giải quyết vấn đề này. Các giải pháp không nhất thiết phải là những ý tưởng hay. Ban đầu, mục tiêu chỉ là động não các ý tưởng trong chúng mà thôi.

Khi con đã xác định được ít nhất năm giải pháp khả thi, hãy giúp con đánh giá ưu và nhược điểm của từng giải pháp. Sau đó, bạn nên khuyến khích trẻ chọn phương án tốt nhất.

Khi con bạn mắc sai lầm thì hãy nhớ rằng: không nên chỉ trích, đổ lỗi cho con, mà thay vào đó là đồng hành cùng con để giải quyết mọi khúc mắc còn tồn tại. Bạn hãy cố gắng đóng vai trò như một huấn luyện viên, thay vì là người giải quyết vấn đề. Và bạn nên cung cấp các hướng dẫn khi cần thiết nhưng hãy cố gắng giúp con bạn phát huy tính tự lập, cũng như khả năng tự giải quyết vấn đề một cách hài hòa và hiệu quả.

Bài viết liên quan: Tranh giành giữa anh chị em trong gia đình – giải quyết sao cho êm ấm?

7Rèn luyện trí tuệ cảm xúc
Cho dù con bạn có vẻ ổn về mặt cảm xúc như thế nào, thì vẫn luôn có những vấn đề cần cải thiện. Và những gì đã trải qua trong suốt thời thơ ấu và thanh thiếu niên, khi lớn lên, trẻ có khả năng phải đối mặt với một số vấn đề tâm lý. Vì vậy, khi con còn nhỏ, bạn nên rèn luyện khả năng quản lý tốt về mặt cảm xúc.

Bạn có thể nói về những cảm xúc mà nhân vật trong sách hoặc trong phim gặp phải. Cùng con thảo luận về những giải pháp tốt hơn để các vấn đề có thể đã được giải quyết một cách hài hòa, ổn thỏa.

Khi con bạn lớn hơn, hãy nói về các tình huống thực tế – cho dù đó là những điều chúng gặp phải trong cuộc sống hàng ngày hay đó là vấn đề bạn đang đọc trên báo chí, thông tin trên mạng. Hãy biến nó thành một cuộc trò chuyện gần gũi hằng ngày giữa bạn và con.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *