Khi xung đột xảy ra, cách xử lý tốt nhất là cha mẹ hãy đưa trẻ ra khỏi cuộc tranh chấp, để chúng bình tĩnh trở lại. Sau đó nhìn thẳng vào mắt của trẻ và nói bằng một giọng trầm để giải thích cho chúng hiểu về vấn đề. Để tránh cho tranh chấp và xung đột thêm một lần nữa, dưới đây là 9 mẹo mà cha mẹ cần biết.

Xác định rõ lý do
Cha mẹ hãy tìm hiểu kỹ lý do làm cho trẻ nổi cáu hoặc có thể là những khó khăn mà chúng đang gặp phải để tìm cách xử lý. Ví dụ như trẻ cảm thấy khó chịu và hất đổ cốc nước trái cây vì không muốn uống, cha mẹ hãy dạy chúng cách bày tỏ mong muốn bằng việc nói điều đó với họ.

Tìm hiểu điều gì đã thúc đẩy trẻ có hành vi đó
Cha mẹ hãy quan sát và tìm hiểu xem điều gì đã thúc đẩy trẻ có những hành động nổi cáu và đánh nhau tại nhà hay ở sân chơi. Có thể đó là vì chúng cảm thấy đói, mệt mỏi hay món đồ chơi mà chúng yêu thích bị người khác tranh giành hoặc cướp mất.

Vì thế để ngăn chặn tình trạng trẻ tức giận và khó chịu, cha mẹ hãy chuẩn bị đóng gói đồ ăn nhẹ, đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, tránh cho chúng nhìn thấy những món đồ chơi mình yêu thích ở nhà người khác…

Tránh đồng tình và cỗ vũ trẻ khi chúng làm sai
Có một số trường hợp, trẻ có hành vi nổi giận hay đánh nhau chỉ vì muốn gây sự chú ý và xem phản ứng của cha mẹ. Vì thế, nếu phụ huynh đồng tình và cỗ vũ cho hành vi không đúng của trẻ, sẽ làm cho chúng cảm thấy phấn khích và lặp lại hành vi này nhiều lần.

Bày tỏ cảm xúc với hành vi của trẻ
Trẻ mới biết đi chưa thể hiểu được cảm xúc tức giận hay thất vọng từ cha mẹ khi chúng có những hành vi nổi giận hay đánh nhau. Tuy nhiên không vì thế mà cha mẹ ngần ngại trong việc bày tỏ cảm xúc đó với trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể thêm những lời động viên và khen ngợi trẻ khi chúng làm được những điều tốt.

Giải thích cho trẻ hiểu về việc làm tổn thương đến người khác
Trẻ mới biết đi chưa có nhận thức rõ ràng về việc hành vi nổi cáu và đánh nhau của chúng sẽ dẫn đến tổn thương cho người khác. Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ hãy chia sẻ cho trẻ hiểu về việc làm tổn thương đến người khác là một điều không nên và là một hành vi xấu.

Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát và giải quyết vấn đề
Để dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc và giải quyết vấn đề trước khi nổi giận, cha mẹ hãy sử dụng trò chơi đóng vai để giúp chúng học cách phản ứng linh hoạt thông qua trò chơi đó.

Chẳng hạn như cha mẹ có thể đóng vai bạn chơi cùng và lấy đi mất món đồ chơi mà trẻ yêu thích, lúc đó chúng sẽ giải quyết như thế nào? Khi đã quan sát cách phản ứng của trẻ, cha mẹ hãy giải thích cho chúng hiểu và đề xuất phương pháp giải quyết tình huống này bằng cách sử dụng ngôn ngữ và nếu không hiệu quả hãy nhờ sự giúp đỡ từ người lớn.

Đánh lạc hướng trẻ
Khi trẻ xảy ra tranh chấp với một đứa trẻ khác về món đồ chơi yêu thích, cha mẹ có thể làm giảm bớt căng thẳng bằng cách đưa cho trẻ một món đồ chơi khác. Theo Erin Floyd, một nhà tâm lý học trẻ em ở Atlanta cho biết: “Việc đánh lạc hướng trẻ bằng một hoạt động mới thường là cách dễ nhất để tránh xảy ra tranh chấp”.

Nhưng nếu trẻ đã dành được món đồ chơi chúng yêu thích mà nó lại thuộc quyền của người khác, việc cha mẹ bắt chúng đem trả lại đồ chơi, sẽ làm cho trẻ nhận ra rằng bạo lực sẽ không giúp chúng đạt được mong muốn.

Theo dõi trẻ khi chúng tiếp xúc với các phương tiện truyền thông
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ tiếp xúc với những hình ảnh bạo lực trên phương tiện truyền thông có xu hướng trở nên hung hăng hơn. Vì thế, cha mẹ cần phải theo dõi những thứ mà trẻ đang xem để đảm bảo rằng các chương trình này không có bất kỳ hành vi bạo lực nào.

Không nên đánh trẻ
Ở độ tuổi mới biết đi, trẻ vẫn đang phát triển nên việc đánh và dọa nạt sẽ để lại cho chúng những tổn thương về mặt tâm lý. Đồng thời, trẻ có thể bắt chước và học theo những hành vi của cha mẹ, dẫn đến hình thành những thói quen xấu sau này.

Thông qua bài viết này, cha mẹ sẽ biết rằng trẻ không tự nhiên có hành vi nổi cáu và đánh nhau mà tất cả đều có nguyên nhân. Vì thế, cha mẹ hãy dành thời gian quan tâm đến trẻ. Ngoài ra, trẻ mới biết đi chỉ trải qua giai đoạn nổi cáu và đánh nhau trong 1 đến 2 tháng nên trong khoảng thời gian ngắn này, những hành vi của chúng thường không đáng lo ngại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *