Bất cứ bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình có nhiều bạn, được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Giáo dục cảm xúc của bé mầm non qua các hoạt động thiết thực sau đây sẽ đồng thời giúp ba mẹ hiểu được tâm lý của con cũng như giúp con nhận thức được cảm xúc của bản thân và những mối quan hệ khác.
Viết nhật ký
Viết nhật ký không chỉ mang lợi nhiều lợi ích cho người lớn mà còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển cảm xúc ở trẻ mầm non. Đặc biệt, việc ghi chép về lòng biết ơn còn giúp trẻ cải thiện khả năng nhận thức, suy nghĩ về cuộc sống theo chiều hướng tích cực.
Vậy nên, ba mẹ có thể tạo cho trẻ một không gian riêng để trẻ viết về những điều mà chúng cảm thấy quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần tôn trọng quyền riêng tư của trẻ, tránh đọc nhật ký khi chưa được trẻ cho phép.
Nâng cao cảm xúc bé mầm non qua nhật ký
Viết nhật ký là một hoạt động rất tốt để nâng cao cảm xúc của bé mầm non
Tạo một hộp đựng đầy màu sắc
Một chiếc hộp đựng đầy màu sắc sẽ đánh thức các giác quan, kích thích thị giác và giúp trẻ xoa dịu suy nghĩ tiêu cực. Ba mẹ hãy để bé ngắm nhìn chiếc hộp hoặc tung những mẩu giấy bên trong để cân bằng cảm xúc của mình. Trong khi bé làm bạn với chiếc hộp đầy màu sắc, ba mẹ có thể ở bên quan tâm và hỏi han bé, ví dụ như:
“Có vẻ con đang phải trải qua những điều không tốt, con có muốn lấp đầy chiếc hộp và chia sẻ với mẹ không?”.
“Có vẻ con vẫn chưa sẵn sàng với những thử thách mới. Hãy cho mẹ biết khi con sẵn sàng nhé”.
Vẽ một bức tranh, vẽ một bức thư
Suy nghĩ và kết nối chính là chìa khóa để con người cảm nhận niềm vui. Do đó, ba mẹ có thể khuyến khích bé thể hiện suy nghĩ của chính mình thông qua cách viết thư cho người khác hoặc vẽ tranh. Những hoạt động này sẽ giúp bé xây dựng kỹ năng giao tiếp và nhận thức về xã hội, là một cách rất tốt để phát triển cảm xúc của bé mầm non.
Lên danh sách việc cần làm
Lập kế hoạch và duy trì các hoạt động đã dự định từ trước sẽ giúp bé hình thành thói quen làm việc có nguyên tắc. Chính vì vậy, ba mẹ hãy cho phép bé thử xây dựng một kế hoạch hay đơn giản là một thời gian biểu.
Việc hoàn thành những công việc đã đề ra sẽ giúp trẻ có trách nghiệm hơn, đồng thời hỗ trợ trẻ phát triển và cải thiện các kỹ năng như lãnh đạo hay quản lý bản thân.
Rèn luyện thể chất cho bé
Ba mẹ cũng có thể nâng cao cảm xúc của bé mầm non bằng cách rèn luyện thể chất
Rèn luyện cơ thể
Khi trẻ trải qua những biến đổi về cảm xúc, cơ thể trẻ sẽ nảy sinh các phản ứng nhất định. Phương pháp giáo dục cảm xúc của bé mầm non tốt nhất trong giai đoạn này đó chính là rèn luyện thể chất.
Ba mẹ có thể cùng con vươn vai, hít thở, giãn cơ, chơi thể thao,… vào khoảng thời gian nhất định trong ngày hoặc vào bất kỳ thời điểm nào mà con muốn để cảm xúc bé ổn định hơn.
Có thể bạn quan tâm: Nên cho trẻ học bơi lúc mấy tuổi? Những lợi ích tuyệt vời của việc học bơi
6Cách chơi trò chơi: Cảm xúc của bé
Để nâng cao cảm xúc của bé mầm non, trò chơi này là một gợi ý vô cùng tuyệt vời.
Mục đích trò chơi “cảm xúc của bé”
Trò chơi “cảm xúc của bé” giúp trẻ nhận biết và phân biệt các trạng thái cảm xúc như sung sướng, buồn vui, tức giận, hạnh phúc,…
Chuẩn bị dụng cụ chơi
Vẽ một số hình vẽ thể hiện trạng thái khuôn mặt lên bìa cứng.
Dùng kéo cắt thật tỉ mỉ và cẩn thận.
Hướng dẫn chơi trò chơi “cảm xúc của bé”
Lật úp các hình vẽ và cho trẻ lựa chọn, yêu cầu trẻ thể hiện trạng thái của bức tranh. Các bạn khác trong lớp quan sát xem bạn mình đang thể hiện cảm xúc gì và thể hiện có đúng với hình vẽ hay không.
Cô vẽ 3-4 vòng tròn, mỗi vòng tròn tượng trưng cho một trạng thái khuôn mặt (vui, bình thản, buồn, tức giận,…).
Cô cùng trẻ thực hiện các động tác vận động của thỏ hoặc có thể cầm tay nhau rồi cùng hát “Trên bãi cỏ, các chú thỏ đang tìm rau ăn, thỏ con ngoan vâng lời mẹ, mẹ khen nhỏ, thỏ con rất vui”.
Tiếp theo, cô dừng lại và hỏi trẻ “Thỏ con đang có tâm trạng thế nào nhỉ?”, tất cả trẻ tiến hành tìm vòng tròn có khuôn mặt thể hiện cảm xúc của thỏ con.
Cô và trẻ thực hiện tương tự với các cảm xúc khác như tức giận, hạnh phúc,…
Cô cũng có thể cho trẻ thể hiện đồng thời các trạng thái cảm xúc khác nhau bằng cách hỏi ý kiến của trẻ xem trẻ thích biểu hiện tâm trạng như thế nào. Sau đó bật nhạc cho trẻ vui đùa, vận động theo ý thích.
Khi nhạc kết thúc, cô hướng dẫn trẻ chạy thật nhanh tới vòng tròn có khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc mà trẻ đã chọn trước đỏ.
Trẻ đứng sai chỗ hoặc không chạy về kịp sẽ phải đứng ngoài vòng tròn hay nhảy lò cò một vòng xung quanh lớp.