Tình huống 1: Trẻ khóc lóc ăn vạ
Ở tình huống này ba mẹ cần cùng con vào phòng riêng để không bị làm phiền bưởi người bên ngoài. Cất hết những vật dụng nguy hiểm đối với trẻ, đồng thời giữ phòng thoáng mát và sạch sẽ. Sau đó, ba mẹ lấy tai nghe để nghe nhạc và nhìn trẻ không chớp mắt.
Nếu trẻ giật tai nghe đi thì ba mẹ nên ngăn lại hoặc cất luôn tai nghe sau đó ngồi lên giường. Úp mặt vào 2 đầu gối và tay ôm lấy 2 chân. Lúc này trẻ sẽ lôi kéo sự chú ý của ba mẹ bằng việc đánh hay cấu xé thì ba mẹ cũng vẫn ngồi im và mặc kệ cho tới khi trẻ nín hẳn.
Khi trẻ đã nín và không còn ăn vạ nữa, ba mẹ cũng không nên giáo huấn hay nhắc lại chuyện trẻ ăn vạ vừa nãy nữa vì trẻ cũng chưa hiểu được những lời này. Ba mẹ có thể đứng dậy, ra ngoài làm việc khác và xem như chưa có gì xảy ra.
Chỉ cần ba mẹ thực hiện cách này vài lần là trẻ sẽ tự hiểu, tự biết rút kinh nghiệm, giảm dần và không còn khóc lóc ăn vạ nữa.
Có thể bạn quan tâm: Bật mí 11 cách cho trẻ đi học không khóc siêu hay, mẹ nên áp dụng
Tình huống 2: Trẻ đòi hỏi gì đó
Trường hợp trẻ ăn vạ để đòi hỏi thử gì đó, ví dụ như: đòi mua đồ chơi khi đi chợ cùng mẹ,…Việc ba mẹ cần làm lúc này là không đáp ứng nhu cầu của con, coi như chưa nghe thấy con đòi gì và thản nhiên bước đi chỗ khác (nhưng vẫn luôn theo dõi trẻ mà không để trẻ biết).
Khi đó, vì sợ lạc mất mẹ hoặc sợ ở một mình nơi đông người, trẻ sẽ phải chạy theo. Cứ vài lần như vậy, trẻ sẽ rút kinh nghiệm và không còn muốn đòi hỏi gì nữa.
Tình huống 3: Trẻ ăn vạ khi ăn cơm
Khi trẻ đạt 2 tuổi rưỡi là đã có thể tự xúc cơm ăn. Vì thế, cách dạy con tốt nhất ở thời điểm này là để trẻ tự xúc cơm ăn.
Ba mẹ cần quy định thời gian ăn cơm cho trẻ (ví dụ: tối đa là 30 phút), sau 30 phút mà trẻ vẫn chưa ăn xong thì ba mẹ cần kiên quyết cất cơm đi và không du di cho trẻ ăn hết.
Sau bữa cơm, tuyệt đối không cho con ăn vặt. Vì như thế trẻ sẽ cảm thấy đói và tới bữa cơm sẽ cố gắng ăn nhanh hơn, nghiêm túc hơn để không bị đói. Thực hiện cách này khoảng 1 tuần, ba mẹ sẽ thấy điều bất ngờ khi con vừa ăn ngoan vừa ăn giỏi đấy nhé.
Trẻ ăn vạ phải làm sao
Ba mẹ nên cho trẻ tự xúc ăn nếu trẻ thường xuyên ăn vạ trong giờ ăn
Tình huống 4: Thái độ trẻ không tốt
Khi trẻ ăn vạ mà có thái độ không tốt thì ba mẹ cần có một hình phạt nhỏ dành cho con. Chính là, bắt trẻ ngồi im trong khoảng thời gian quy định, dù có khóc lóc giãy dục cũng không được đứng lên.
Thực hiện hình phạt vài lần, chắc chắn trẻ sẽ ngoan hơn rất nhiều. Vì không muốn bị phạt nên trẻ sẽ tự động hạn chế thái độ không tốt như những lần trước đây.
Tình huống 5: Trẻ ăn vạ khi chuẩn bị đi đâu đó
Gặp tình huống này, ba mẹ có thể lơ con đi dọn dẹp, lấy đồ và tắt điện (nhớ để lại một phần ánh sáng để trẻ không sợ hãi) sau đó rời khỏi nhà thật nhanh.
Với tâm lý không dám ở nhà một mình, trẻ sẽ chạy thật nhanh ra ngoài. Có thể là vừa chạy ra vừa khóc nhưng khi trèo lên xe sẽ nhanh hết thôi nên ba mẹ không cần quá lo ngại về vấn đề này.
Tình huống 6: Trẻ không nghe lời và ăn vạ
Khi trẻ ăn vạ và không chịu nghe lời thì ba mẹ có thể đưa ra một số phương án để con lựa chọn. Nhớ là cần đưa ra cả hậu quả của mỗi phương án để trẻ có thông tin chọn lựa dễ dàng hơn.
Ví dụ như: Nếu con dọn đồ chơi của mình thì tối nay mẹ sẽ cho con coi 1 tập phim hoạt hình hình. Nếu con không làm thì sẽ phải úp mặt vào tường hoặc tối nay không được ngủ chung với mẹ.
Khi đó trẻ sẽ chọn cách có lợi nhất cho mình và thực hiện đúng như yêu cầu của ba mẹ là đi dọn đồ chơi. Một cách khá hay không kém đó là: “Nếu mẹ đếm đến 3 mà con không dọn đồ chơi thì mẹ sẽ tắt tivi ngay lập tức”. Lúc này trẻ sẽ hành động nhanh hơn rất nhiều đấy.
Ngoài ra, còn có một cách xử lý khi trẻ ăn vạ khá thú vị đó chính là chơi oẳn tù xì. Nếu trẻ thắng thì có thể tự làm theo ý thích của mình, còn nếu thua thì phải thực hiện theo những điều ba mẹ nói. Cách này cũng giúp rèn luyện cho trẻ tính chính trực, có chơi có chịu.