Tại sao trẻ hay cắn người khác?
Với nhiều trẻ em, cắn – hoặc bất kỳ hành vi hung hăng nào xảy ra chỉ đơn giản là bị choáng ngợp trước một tình huống. Trên thực tế, cắn là lựa chọn cuối cùng và hung hăng nhất, xảy ra khi trẻ cảm thấy không biết phải làm gì khác.
Trẻ cắn khi tức giận hoặc do không biết dùng lời nói để thể hiện cảm xúc của mình hoặc khi trẻ sợ hãi. Ngoài ra, còn các lý do khác để cắn bao gồm:
Bị kích thích quá mức và không biết cách cư xử hoặc giải tỏa.
Trải qua căng thẳng như mẹ có em bé mới, có một nhóm bạn mới, một ngôi nhà mới, cha mẹ ly hôn hay ly thân.
Chậm nói ngăn cản trẻ nói ra những gì chúng cần, khiến trẻ trở nên thất vọng và cắn để giải tỏa.
Trả đũa sau khi ai đó cắn trẻ trước hoặc vì trẻ cảm thấy bị đe dọa.
Trẻ xem cắn như một cách để kiểm soát tình huống.
Trẻ đang muốn có sự chú ý của cha mẹ. Bất kỳ sự chú ý nào, ngay cả sự chú ý tiêu cực, với trẻ đều là sự chú ý.
Trẻ thể hiện tình yêu và cảm xúc với người chăm sóc. Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng đôi khi trẻ nhỏ gặp khó khăn trong việc đối mặt với tình yêu mãnh liệt mà chúng cảm nhận được.
Chắc chắn, những lý do này không phải để bao biện cho việc cắn, nhưng có thể giúp cha mẹ hiểu tại sao trẻ lại cắn. Và đó là chìa khóa để ngăn chặn hành vi hung hăng như cắn người khác của trẻ. Từ việc tìm ra gốc rễ của vấn đề, cha mẹ có thể giúp con mình kiềm chế nó.
Trẻ hay cắn người khác
2Làm thế nào để ngăn việc trẻ hay cắn người khác?
Nếu bạn thấy con mình đang cắn người khác, phản ứng của bạn cần phải cố gắng bình tĩnh. Hãy đảm bảo rằng người mà con bạn cắn không bị thương nặng, chăm sóc, sơ cứu, băng bó hoặc bất cứ thứ gì họ cần. Sau đó, cha mẹ hãy xử lý tình huống theo các cách sau:
Đừng cắn lại con bạn
Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng cách duy nhất để thay đổi hành vi làm tổn thương người khác là cắn lại trẻ. Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn nhiều, bởi vì cha mẹ đang hành động trong cơn giận và đang làm mẫu cho hành vi quá khích mà chính cha mẹ không muốn trẻ làm.
Dạy con không nên cư xử bạo lực. Thay vào đó, hãy sử dụng một cách tích cực để giao tiếp với người khác.
Hỏi về nguyên nhân xảy ra
Khi cơn giận đã lắng xuống, nếu bạn không nhìn thấy các sự kiện dẫn đến vết cắn, hãy yêu cầu con bạn kể lại nó. Điều gì đã xảy ra trong đầu khi con cắn đứa trẻ kia? Con có nhớ con đang nghĩ gì không? Con nên làm gì khác đi?
Trẻ hay cắn người khác
Bạn hãy nói về việc phải làm gì khi xảy ra tình huống tương tự.
Khi một đứa trẻ lớn lên, chúng bắt đầu phát triển một loạt các cảm xúc mà chúng có thể không biết làm thế nào để xử lý. Sự tức giận không phải một cảm xúc dễ xử lý. Cha mẹ nên giải thích rằng khi trẻ bắt đầu cảm thấy điên tiết, tức giận hoặc thất vọng, đó là lúc trẻ cần nhờ người lớn giúp đỡ.
Một số trẻ em (đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn) không muốn đến gặp người lớn khi chúng bị trẻ khác trêu chọc, vì người lớn thường không quan tâm và cho là trẻ đang nói không đúng. Bạn hãy nhớ, vào lần tới khi trẻ phàn nàn về ai đó đã làm điều gì với trẻ, bạn nên chú ý và quan tâm lời nói của trẻ một cách nghiêm túc. Điều này có thể hạn chế trẻ cắn người trong tương lai.
Tìm ra các nguyên nhân dẫn đến hành vi của trẻ
Nếu con bạn là một người có thói quen cắn, hãy nghĩ xem điều gì đã khiến trẻ khó chịu. Cắn không phải hành động ngẫu nhiên. Xác định nguyên nhân là cách tốt nhất để ngăn chặn chúng ngay từ đầu.
Sau đó, khi cha mẹ cho trẻ chơi trong nhóm bạn hoặc trong một ngày đi chơi, thì hãy theo dõi chặt chẽ con bạn. Nếu bạn dự đoán rằng trẻ sẽ cắn, hãy can thiệp ngay lập tức và chuyển hướng trẻ sang một hoạt động khác.
Hỗ trợ trẻ sử dụng từ ngữ
Đa số trẻ em hay cắn vì chúng thiếu kỹ năng nói để thể hiện sự thất vọng của mình. Cách tốt nhất để ngăn chặn hành vi cắn là cho trẻ các lựa chọn khác để thể hiện cảm xúc. Tất nhiên, bạn muốn luôn khuyến khích trẻ sử dụng lời nói của mình, nhưng đôi khi chúng cũng cần những lựa chọn khác.
Dạy trẻ một số cách thể hiện khác như ôm thú nhồi bông hoặc đấm vào gối, như một cách để bày tỏ sự thất vọng, buồn bực của trẻ.
Đôi khi, để ngăn chặn sự bực bội gia tăng có thể dẫn đến cắn và các hành vi xấu khác, bạn nên rút ngắn thời gian hoạt động vui chơi và cho trẻ nghỉ ngơi. Hãy theo dõi mức độ chịu đựng của trẻ, cố gắng chuyển hướng sự chú ý hoặc khuyến khích một hoạt động khác nếu con bạn có vẻ đang bị tức giận hoặc thất vọng quá mức.
Có thể bạn quan tâm: Mẹo chữa trẻ chậm nói theo dân gian và khoa học đơn giản và hiệu quả
Dành sự chú ý chất lượng cho trẻ
Đôi khi trẻ hay cắn người khác chỉ đơn giản là để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Mặc dù việc cắn gây ra sự chú ý tiêu cực, bạn sẽ mắng trẻ nhưng đối với một đứa trẻ, nó vẫn là sự chú ý. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn dành thời gian chất lượng cho con, chơi, ôm ấp hoặc đọc sách cùng con. Sự quan tâm này đặc biệt quan trọng nếu gia đình bạn đang chào đón một em bé mới hoặc bạn đang trải qua một giai đoạn thay đổi nào đó. Có thể bạn bận và dành ít thời gian cho trẻ nhưng hãy để những phút giây đó thật chất lượng, hoàn toàn chú tâm đến trẻ.
Trẻ hay cắn người khác
Nói không và đưa trẻ đi nơi khác
Bạn hãy nói với trẻ rằng cắn là sai, đừng la hét hay đánh trẻ. Bạn cần kiên quyết nói với trẻ rằng: không được cắn, cắn sẽ làm bạn bị tổn thương và đưa trẻ ra khỏi tình huống đó.