Đánh giá tiểu tiện không tự chủ ở trẻ em
Đánh giá phải bao gồm cả đánh giá táo bón (có thể là một yếu tố góp phần vào cả tiểu dầm ban đêm và ban ngày).

Lịch sử
Bệnh sử là công cụ chẩn đoán quan trọng nhất trong việc đánh giá một trẻ bị tiểu tiện không tự chủ. Mặc dù có nhiều tiến bộ công nghệ có thể hỗ trợ việc đánh giá, nhưng không có công cụ chẩn đoán nào có thể thay thế được đôi tai thấu cảm và biết suy xét của người thầy thuốc (1).

Bệnh sử của các bệnh hiện nay hỏi về triệu chứng khởi phát (ví dụ: tiên phát hay thứ phát), thời gian xuất hiện triệu chứng (ví dụ: ban đêm, ban ngày, chỉ sau khi đi tiểu), và các triệu chứng liên tục (tức là liên tục rỉ nước tiểu) hay gián đoạn. Ghi lại nhật kí đi tiểu (voiding diary), bao gồm cả thời gian, tần suất và thể tích nước tiểu, có thể hữu ích. Các triệu chứng quan trọng liên quan bao gồm tiểu nhiều, tiểu khó, tiểu gấp, tiểu dắt, rỉ nước tiểu. Tư thế đi tiểu và độ mạnh của tia nước tiểu cần lưu ý. Để tránh rỉ nước tiểu, trẻ tiểu không tự chủ có thể sử dụng các động tác nhịn tiểu, chẳng hạn như ép chân hoặc ngồi xổm (đôi khi bằng tay hoặc gót chân của chúng). Ở một số trẻ em, động tác nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu. Tương tự nhật ký đi tiểu, nhật kí bài xuất phân có thể giúp xác định táo bón.

Rà soát hệ thống nên tìm kiếm các triệu chứng gợi ý nguyên nhân, bao gồm tần số và tính chất của phân (táo bón); sốt, đau bụng, tiểu khó và tiểu máu (nhiễm trùng đường tiểu); ngứa và viêm âm đạo (nhiễm giun kim); đa niệu (đái tháo đường hoặc đái tháo nhạt); ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ (ngừng thở khi ngủ). Trẻ em nên được sàng lọc về khả năng bị lạm dụng tình dục, mặc dù đây là nguyên nhân không phổ biến.

Tiền sử bệnh nên xác định những nguyên nhân có thể gây ra, bao gồm cả những chẩn đoán chu sinh hoặc dị tật bẩm sinh (ví dụ như tật nứt đốt sống), rối loạn thần kinh, rối loạn chức năng thận và tiền sử nhiễm trùng đường tiểu. Bất kỳ biện pháp điều trị tiểu dầm hiện tại hoặc trước đây, cũng như cách thức họ đã tiến hành cũng nên lưu ý, cũng như danh sách các loại thuốc đang dùng.

Tiền sử phát triển tâm thần nên lưu ý chậm phát triển tâm thần hoặc các rối loạn phát triển tâm thần khác có liên quan đến rối loạn chức năng bài xuất nước tiểu (ví dụ tăng động giảm chú ý, làm tăng khả năng tiểu không kiểm soát).

Chú ý tiền sử gia đình có người tiểu không tự chủ và rối loạn chức năng tiết niệu.

Tiền sử xã hội cần lưu ý những căng thẳng xảy ra gần đây, bao gồm khó khăn ở trường học, với bạn bè hoặc ở nhà; mặc dù tiểu dầm không phải rối loạn tâm lý nhưng có thể xuất hiện trong thời gian trẻ bị căng thẳng.

Bác sĩ lâm sàng cũng nên hỏi về ảnh hưởng của việc tiểu dầm đến trẻ bởi vì điều này cũng ảnh hưởng đến quyết định điều trị.

Khám thực thể
Khám bệnh bắt đầu bằng việc kiểm tra các dấu hiệu sống như sốt (nhiễm trùng đường tiểu), dấu hiệu của sụt cân (tiểu đường), và cao huyết áp (rối loạn chức năng thận). Khám đầu và cổ cần lưu ý amidal phì đại, thở miệng, hoặc tăng trưởng kém (ngừng thở khi ngủ). Khám bụng nên chú ý đến khối phân hoặc cầu bàng quang.

Ở trẻ gái, khám bộ phận sinh dục cần lưu ý dính môi lớn/bé, sẹo, hoặc tổn thương nghi ngờ bị lạm dụng tình dục. Lỗ niệu quản lạc chỗ thường khó quan sát thấy nhưng nên tìm bất thường này. Ở trẻ trai, khám kiểm tra bất kì tổn thương nào ở đầu dương vật hoặc quanh trực tràng. Ở cả hai giới, có thể thấy giun kim quanh hậu môn.

Khám cột sống chú ý các bất thường ở đường giữa. Việc đánh giá thần kinh hoàn chỉnh là rất cần thiết và cần đặc biệt chú trọng đến cơ lực và cảm giác phía bàn chân, phản xạ gân xương, phản xạ thắt hậu môn, phản xạ cơ bìu ở trẻ trai xác định có khả năng tổn thương vùng cột sống. Khám trực tràng có thể hữu ích để phát hiện táo bón hoặc giảm trương lực trực tràng.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *