1Nguyên nhân trẻ nghiện điện thoại
Theo Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Đinh Hồng Phúc, nguyên nhân trẻ nghiện điện thoại trước hết là do cha mẹ không có nhiều thời gian ở cạnh và vui chơi cùng trẻ. Ngoài ra, điện thoại thông minh thường gây nên sự tò mò rất lớn, sau đó, trẻ dần tiếp xúc nhiều hơn dẫn đến trường hợp nghiện điện thoại.
2Dấu hiệu trẻ nghiện điện thoại
Trẻ nghiện điện thoại thường xuất hiện những dấu hiệu dưới đây:
Thường xuyên nhắc đến hoặc nghĩ đến khi không được sử dụng điện thoại.
Sử dụng không có mục đích cụ thể như học tập, gọi điện cho người thân, vui chơi giải trí,…
Bất đồng quan điểm với cha mẹ về việc sử dụng điện thoại quá nhiều.
Bất cứ khi nào có tín hiệu điện thoại, trẻ dễ dàng bị thu hút và bỏ dở việc đang làm hiện tại.
Thời gian dùng điện thoại quá nhiều, vượt ngoài tầm kiểm soát.
Bất ổn cảm xúc khi điện thoại hết pin hoặc bị hỏng, không thể sử dụng.
Không thỏa hiệp với bố mẹ về việc giảm thời gian sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử khác.
Dấu hiệu trẻ nghiện điện thoại
Dấu hiệu trẻ nghiện điện thoại
Có thể bạn quan tâm: Những cách cho trẻ đi học không khóc cực hiệu quả cho cha mẹ
3Tác hại khi trẻ em dùng điện thoại quá nhiều
Trẻ chậm phát triển tư duy
Trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ và tư duy sáng tạo. Theo các chuyên gia, lượng bức xạ từ điện thoại nếu tiếp xúc trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến trí não, quá trình vận động và hoạt động của các giác quan.
Các bệnh về mắt
Bức xạ HEV hay còn gọi là ánh sáng xanh có thể gây ảnh hưởng đến thị lực non nớt của trẻ, gây một số tình trạng như nhức mỏi mắt, đỏ, đau mắt, suy giảm thị lực hay thậm chí là tăng nguy cơ nhiễm bệnh ung thư mắt. Ngoài ra, đèn flash từ điện thoại cũng dễ tổn thương đến giác mạc của trẻ nhỏ.
Tác hại khi trẻ nghiện điện thoại
Tác hại khi trẻ nghiện điện thoại
Có thể bạn quan tâm: Các cách chữa trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả
Các vấn đề về xương khớp
Việc ngồi sai tư thế trong khi sử dụng điện thoại hoặc vận động quá ít cũng dễ khiến trẻ gặp một số vấn đề về xương khớp. Trong đó, dấu hiệu dễ dàng bắt gặp nhất là đau mỏi cổ do phải cúi xuống và nhìn điện thoại trong thời gian dài. Ngoài ra xương bàn tay, ngón tay của trẻ cũng dễ bị tổn thương do phải sử dụng liên tục trong quá trình sử dụng.
Hạn chế phát triển kỹ năng mềm
Trẻ nghiện điện thoại sẽ không còn hứng thú với những hoạt động thể chất và các mối quan hệ xã hội, thậm chí là cha mẹ và người thân. Ngoài ra, kết quả học tập của trẻ cũng có nguy cơ giảm sút do sự kém tập trung và không còn kỹ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô.
Dễ rơi vào trầm cảm
Sử dụng điện thoại quá nhiều là một trong những nguyên nhân gia tăng bệnh trầm cảm ở trẻ em. Sóng từ và bức xạ từ điện thoại tác động khiến trẻ căng thẳng thần kinh não, thường xuyên có cảm giác hồi hộp, lo âu. Ngoài ra, việc thu mình lại cũng khiến trẻ cảm thấy cô đơn hơn, một số còn xuất hiện hội chứng bạo lực mạng nặng nề.
Rối loạn đồng hồ sinh học
Đôi khi, trẻ nghiện điện thoại quá mức sẽ dẫn đến mất ngủ hoặc quên đi giờ giấc, gây rối loạn đồng hồ sinh học. Ngoài ra, hormone melatonin trong cơ thể cũng dễ dàng bị ức chế khi sử dụng điện thoại thường xuyên, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý và trí tuệ.
Có thể bạn quan tâm: Mẹ có biết giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em là mấy giờ chưa?