Phòng ngừa hành vi tự sát
Các vụ tự tử thường xảy ra trước những thay đổi về hành vi (ví dụ, tâm trạng thất vọng, lòng tự trọng thấp, rối loạn giấc ngủ và chán ăn, không tập trung, trốn học, than phiền và lo lắng về tự sát), thường dẫn đến trẻ em hoặc vị thành niên đến văn phòng bác sỹ. Những tuyên bố như “Tôi ước gì tôi chưa bao giờ được sinh ra” hoặc “tôi muốn đi ngủ và không bao giờ thức dậy” nên được xem xét nghiêm túc như những chỉ điểm về ý định tự sát. Một mối đe dọa hoặc nỗ lực sát tử thể hiện một sự truyền thông quan trọng về cường độ trải nghiệm sự tuyệt vọng.

Việc nhận ra sớm các yếu tố nguy cơ được đề cập ở trên có thể giúp ngăn ngừa một nỗ lực tự sát. Để đối phó với những tín hiệu ban đầu, đe doạ hoặc cố gắng tự sát, hoặc hành vi nguy cơ nghiêm trọng, can thiệp mạnh mẽ là thích hợp. Vị thành niên nên được đặt câu hỏi trực tiếp về cảm giác không vui hoặc tự hủy hoại; việc đặt câu hỏi trực tiếp như vậy có thể làm giảm nguy cơ tự tử. Bác sĩ không nên cung cấp sự trấn an không có căn cứ, điều này có thể làm suy giảm uy tín của bác sĩ và làm giảm lòng tự trọng của vị thành niên.

Các bác sĩ nên sàng lọc khả năng tự tử trong cơ sở y tế. Nghiên cứu được công bố vào năm 2017 chỉ ra rằng 53% số bệnh nhi đến khoa cấp cứu vì lý do y tế không liên quan đến tự tử được sàng lọc dương tính với tự tử (1). Cũng có bằng chứng cho thấy hầu hết người lớn và trẻ em cuối cùng chết vì tự tử đã được chăm sóc về mặt y tế vào năm trước khi chết (2, 3). Bắt đầu từ tháng 7 năm 2019, Ủy ban hỗn hợp đã yêu cầu các bệnh viện đánh giá tình trạng tự tử trong khuôn khổ của điều trị tiêu chuẩn trong y khoa (4, 5). Ngoài việc sàng lọc về tự tử, các bác sĩ nên giúp bệnh nhân làm những điều sau đây, có thể giúp làm giảm nguy cơ tự sát:

Chăm sóc hiệu quả các rối loạn về tinh thần, thể chất và sử dụng chất gây nghiện
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần
Nhận sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng
Tìm hiểu cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình
Hạn chế tiếp cận phương tiện truyền thông với nội dung liên quan đến tự sát (6)
Các chương trình phòng chống tự sát cũng có thể có tác dụng. Các chương trình hiệu quả nhất là những chương trình cố gắng đảm bảo rằng trẻ có những điều sau đây (7):

Một môi trường nuôi dưỡng hỗ trợ
Sẵn sàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần
Một môi trường xã hội được đặc trưng bởi sự tôn trọng các khác biệt cá nhân, sắc tộc và văn hoá

Những điểm chính
Tự sát rất hiếm ở trẻ ở giai đoạn tiền dậy thì nhưng là nguyên nhân thứ 2 hoặc thứ 3 gây tử vong ở trẻ từ 15 đến 19 tuổi.
Xem xét điều trị bằng thuốc đối với bất kỳ rối loạn cơ bản nào (ví dụ rối loạn khí sắc, loạn thần); tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tự tử ở một số vị thành niên, do đó phải theo dõi cẩn thận việc sử dụng thuốc và chỉ cung cấp thuốc số lượng ít.
Tìm kiếm những thay đổi cảnh báo sớm về hành vi (ví dụ như bỏ học, ngủ hoặc ăn quá nhiều hoặc quá ít, đưa ra các tuyên bố đề xuất ý định tự tử, có hành vi rất nguy hiểm).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *