Để cảm xúc của bé mầm non phát triển một cách tốt nhất, bên cạnh những nguyên tắc trên, ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

Kiểm soát cảm xúc

Với lứa tuổi mầm non, vui chơi luôn là phương pháp giáo dục đem lại hiệu quả vượt trội nhất. Khi bé vừa có thể học vừa có thể chơi, bé sẽ cảm thấy thích thú, từ đó tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn.

Thông qua những hoạt động giải trí, cảm xúc, suy nghĩ và tính cách của các bé sẽ được bộc lộ. Theo đó, ba mẹ có thể hiểu bé và giáo dục bé một cách tốt hơn.

Ba mẹ có thể cùng bé chơi một số trò chơi như: dự đoán cảm xúc qua biểu cảm gương mặt, đóng vai nhân vật trong các câu chuyện, hoặc thể hiện cảm xúc của bản thân rồi hỏi bé “Mẹ đang làm gì?”, “Mẹ đang vui hay buồn?” để kích thích suy nghĩ và tư duy của trẻ.

Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc
Dạy trẻ kiểm soát cảm xúc

Giải phóng cảm xúc

Bên cạnh kiểm soát cảm xúc, ba mẹ cũng cần dạy bé cách giải phóng những năng lượng tiêu cực bên trong, giải thích cho trẻ hiểu được những cảm xúc không tốt sẽ tác động như thế nào tới bản thân trẻ.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể giúp trẻ cân bằng cảm xúc thông qua các hoạt động như vẽ tranh, tô màu, nặn đất,…

Hoạt động nhóm

Tại mỗi giai đoạn phát triển, bé sẽ có những hành động riêng. Ở độ tuổi mầm non, ba mẹ có thể hướng bé hoạt động theo nhóm để các bé học tập lẫn nhau. Việc xây dựng đội nhóm sẽ là cơ hội rất tốt để bé trải nghiệm, quan tâm, chia sẻ, từ đó biết cách tôn trọng những người xung quanh.

Sử dụng tài liệu cảm xúc

Hiện nay, công nghệ vô cùng phát triển, do đó ba mẹ có thể dễ dàng tìm và lựa chọn những tài liệu phù hợp để giáo dục cảm xúc cho bé qua Internet. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể mua cho bé một số món đồ chơi để phát triển cảm xúc như sách, báo, tranh, ảnh hoặc tham khảo nhiều tài liệu khác nhau.

Ở trường, các bé cũng có thể được giáo dục về cảm xúc với những giáo án dành riêng cho trẻ mầm non. Mặc dù vậy, khi về tới nhà, ba mẹ cũng cần quan sát và chú ý tới bé. Đồng thời tiếp tục dạy bé theo những bài học đã được chuẩn bị từ trước để bé luôn có cảm xúc tích cực.

Nâng cao cảm xúc của bé mầm non
Nâng cao cảm xúc của bé mầm non thông qua các ứng dụng học tập

Sử dụng các ứng dụng học tập

Trên thực tế, cảm xúc của bé mầm non cũng có thể được phát triển từ trí tuệ. Vậy nên, ba mẹ hoàn toàn có thể kích thích sự phát triển tư duy của trẻ qua các ứng dụng học tập.

Ngoài ra, hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh trên các ứng dụng này sẽ khiến bé thích thú hơn, từ đó bắt chước để thể hiện cảm xúc của bản thân. Các mẩu truyện ngắn hay cũng sẽ giúp bé hiểu được nhiều bài học ý nghĩa trong cuộc sống để bé vững bước hơn trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm: Hoạt động giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Ba mẹ nên thử!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *