Táo bón lâu ngày ở trẻ em sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng nếu không được điều trị tích cực:

Tích tụ độc tố trong cơ thể

Cơ thể thải độc tố ra ngoài bằng cách đi đại tiện mỗi ngày, nhưng với tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ em thì rất khó để đi đại tiện mỗi ngày được. Dẫn tới tồn đọng độc tố và làm ảnh hưởng tới các cơ quan bên trong cơ thể.

Mắc trĩ nội, trĩ ngoại

Táo bón lâu ngày ở trẻ em có thể khiến trẻ mắc bệnh trĩ vì trẻ luôn gắng sức rặn khi đi đại tiện dẫn tới hiện tượng tăng áp lực trong ổ bụng làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra sau mỗi lần đi tiêu, sẽ có cả phân lẫn máu.

Táo bón lâu ngày ở trẻ em gây nứt hậu môn

Hậu quả đáng ngại nhất của tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ em là gây nứt hậu môn.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nứt hậu môn do phân tích tụ lâu ngày trong đại trực tàng sẽ dần trở nên to và rắn chắc hơn, kích thước khối phân lớn hơn độ giãn nở của ống hậu môn, khi trẻ cố rặn sẽ gây rách hậu môn kèm theo đại tiện ra máu rất đau đớn.

Không khắc phục sớm việc chảy máu hậu môn sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu.

Cảm giác đau đớn khi đi ngoài

Tình trạng đau đớn khi đi đại tiện sẽ xảy ra đối với trẻ bị táo bón lâu ngày. Vì nguyên nhân này nên trẻ có tâm lý sợ hãi khi đi ngoài và có xu hướng nhịn đại tiện ngay cả khi trẻ có nhu cầu làm cho táo bón lâu ngày ở trẻ em trở nên nặng nề hơn.

Ảnh hưởng tâm lý

Táo bón lâu ngày khiến trẻ ăn uống không ngon miệng, khó chịu mất ngủ, cơ thể mệt mỏi dần hình thành việc sợ phải ăn vì nghĩ ăn xong sẽ phải đi đại tiện đau rát khiến trẻ bị ám ảnh, sợ hãi và khóc lóc không muốn đi. Hơn nữa, trẻ còn mắc chứng đầy hơi chướng bụng vì ăn vào nhưng không đi đại tiện được nên cũng tạo nên chứng sợ ăn ở trẻ em mắc chứng táo bón.

Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe cạnh hậu môn, rò hậu môn

Táo bón lâu ngày ở trẻ em hình thành nên khối phân cứng, khi trẻ cố rặn khi đi đại tiện, khối phân cứng sẽ làm tổn thương vùng niêm mạc trực tràng, ống hậu môn gây viêm nhiễm, tăng nguy cơ nhiễm trùng, áp xe cạnh hậu môn, rò hậu môn về sau này.

Tắc ruột

Phân trong đại trực tràng ứ đọng càng lâu sẽ càng rắn, dẫn đến tình trạng bán tắc ruột hoặc tắc ruột với các triệu chứng như đau bụng từng cơn xảy ra liên tục, chướng bụng, không đánh hơi hoặc đi ngoài được.

Tăng áp lực trong ruột

Trẻ dễ có nguy cơ bị viêm ruột thừa do tình trạng lòng ruột thừa bị ứ đọng phân, dịch ngày càng nhiều. Ngoài ra, táo bón lâu ngày ở trẻ em còn gây suy yếu và giãn ruột già, tạo thành các túi thừa đại tràng và tăng nguy cơ thủng ruột.

Để phòng ngừa bệnh táo bón lâu ngày ở trẻ em, cách tốt nhất là cha mẹ nên cho trẻ bổ sung thêm nhiều rau củ quả chứa lượng chất xơ dồi dào sẽ giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn. Nếu trẻ không thích ăn rau, mẹ hãy thay thế bằng các loại nước rps hoặc nước luộc củ cải cũng mang lại tác dụng chống táo bón kéo dài ở trẻ em. Cha mẹ cũng đừng quên tạo cho trẻ thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày và không được tự ý để trẻ sử dụng thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *