Hành vi hung hăng là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Các khả năng về ngôn ngữ mới hình thành, mong muốn được độc lập mãnh liệt hay khả năng kiểm soát xung động chưa phát triển đồng đều khiến trẻ em ở độ tuổi này cư xử hung hăng.
Vì vậy, đánh và cắn ở một mức độ nào đó là hoàn toàn bình thường đối với những trẻ mới biết đi.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là các bậc cha mẹ nên phớt lờ nó. Cha mẹ phải dạy cho bé biết rằng hành vi hung hăng là không thể chấp nhận được và hướng dẫn cho trẻ những cách khác để thể hiện cảm xúc của trẻ.
Bài viết liên quan: Trẻ mới biết đi gây hấn, bạo lực: Nguyên nhân và cách kiểm soát
2Cha mẹ nên làm gì khi trẻ gây gổ và có hành vi hung hăng?
Tình trạng con trẻ gây gổ và có hành vi hung hăng là một vấn đề gây đau đầu cho nhiều bậc cha mẹ. AVAKids sẽ gợi ý một số mẹo đơn giản giúp bạn đối phó với vấn đề này.
Giữ bình tĩnh
La mắng, đánh hoặc chỉ trích sẽ không khiến trẻ thực hiện những thay đổi tích cực đối với hành vi mà chỉ khiến con nổi giận hơn. Bạn nên cho trẻ thấy rằng bạn có thể kiểm soát được tính khí của mình và sẽ giúp trẻ học cách kiềm chế cảm xúc của chúng.
Đặt giới hạn rõ ràng
Bất cứ khi nào con tỏ ra hung hăng, hãy phản ứng ngay. Dừng ngay lập tức hành vi gây gổ của con (chỉ cần một hoặc hai phút là đủ). Điều này cho trẻ thời gian để hạ nhiệt và sau đó, trẻ sẽ suy nghĩ về hành vi của mình với hậu quả nếu bé tiếp tục cắn hoặc đánh. Do đó, trẻ sẽ dừng hành động gây gổ.
Củng cố các hành động ngoan ngoãn của trẻ
Thay vì chỉ chú ý khi con có hành vi sai trái, cha mẹ hãy cố gắng khiến con trở nên ngoan hơn. Ví dụ, khi bé mong muốn cha mẹ bật xích đu cho bé thay vì tự ý đẩy những trẻ khác ra khỏi xích đu. Hãy khen trẻ vì đã nói ra mong muốn của trẻ. Củng cố hành vi tốt bằng lời đề nghị đẩy xích đu hoặc khuyến khích trẻ chơi cùng những trẻ khác. Theo thời gian, con sẽ nhận ra lời nói của con được tôn trọng và lắng nghe.
Đưa ra các hệ quả logic
Nếu con vào nhà banh ở trung tâm vui chơi và bắt đầu ném bóng vào những đứa trẻ khác, hãy đưa con ra ngoài ngay lập tức. Khi bạn ngồi xuống cùng với bé và xem những đứa trẻ khác chơi, hãy giải thích rằng con chỉ có thể quay lại khi đã sẵn sàng tham gia cuộc vui mà không làm tổn thương những đứa trẻ khác.
Tránh giảng bài hoặc cố gắng lý luận với trẻ
Trẻ chưa có khả năng tưởng tượng đặt bản thân ở vị trí của một đứa trẻ khác hoặc thay đổi hành vi dựa trên lý luận bằng lời nói. Nhưng bé có thể hiểu được những hậu quả mà bé gây ra.
Kỷ luật nhất quán
Phản ứng nhất quán có thể đoán trước của bạn sẽ thiết lập một khuôn mẫu dễ nhận biết cho con. Nếu con có hành vi sai quấy, con sẽ tự lường trước được hậu quả.
.
Dạy con các lựa chọn thay thế
Chờ cho đến khi con ổn định, sau đó bình tĩnh và nhẹ nhàng xem xét lại những gì đã xảy ra. Hỏi xem trẻ có thể giải thích điều gì đã khiến con có những hành động bùng phát hay không.
Hãy nhấn mạnh với trẻ rằng có cảm xúc tức giận là điều tự nhiên nhưng trẻ không nên thể hiện chúng bằng cách đánh, đá hoặc cắn. Khuyến khích con tìm cách phản ứng cảm xúc hiệu quả hơn, chẳng hạn như dùng lời nói để thể hiện bản thân hoặc nhờ người lớn giúp đỡ.
Khuyến khích bé xin lỗi
Khuyến khích bé nói lời xin lỗi sau khi bé đả kích ai đó. Lời xin lỗi của con lúc đầu có thể thiếu chân thành, nhưng cuối cùng, bé sẽ thấm thía về những bài học này.
Nếu con có vẻ thích cắn, hãy giải thích rằng mặc dù việc cắn có vẻ khiến con vui nhưng đối với người bị cắn thì không hẳn. Cha mẹ nên đưa cho trẻ một chiếc vòng cắn răng để khi trẻ cảm thấy muốn cắn, trẻ nên cắn chiếc vòng cổ chứ không phải một người khác.
Hãy chú ý đến những nội dung trẻ đang xem. Phim hoạt hình, trò chơi điện tử và các phương tiện giải trí khác được thiết kế cho trẻ nhỏ có thể chứa đầy tiếng la hét, đe dọa, thậm chí xô đẩy và đánh nhau. Cha mẹ nên chọn lọc những nội dung chất lượng cao, phù hợp với lứa tuổi, đặc biệt nếu trẻ có dấu hiệu có những hành vi hung hăng.
Hãy thảo luận cùng con về cách các nhân vật giải quyết xung đột và suy nghĩ về cách tốt hơn để giải quyết xung đột đó. Đồng thời, cha mẹ nên đảm bảo không để trẻ tiếp xúc với những nội dung không phù hợp với lứa tuổi.
Giữ cho trẻ luôn hoạt động
Bạn có thể thấy rằng khi trẻ không có cơ hội đốt cháy nguồn năng lượng dồi dào của chúng, bé sẽ là nỗi kinh hoàng của cả nhà khi bé bắt đầu tăng động. Nếu con là đứa trẻ năng động, hãy cho con nhiều thời gian ở ngoài trời để con thỏa sức hoạt động.
Nhận trợ giúp nếu bạn cần
Đôi khi, cha mẹ không đủ khả năng để kiểm soát những hành vi hung hăng của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ nếu trẻ có những biển hiện sau:
Trẻ hung dữ bất thường trong hơn một vài tuần.
Trẻ dường như sợ hãi hoặc khó chịu với những đứa trẻ khác.
Trẻ tấn công người lớn.
Những nỗ lực của bạn để kiềm chế hành vi của trẻ có rất ít tác dụng.
Bạn có thể xác định nguồn gốc của vấn đề hành vi và giúp con bạn vượt qua nó khi có sự trợ giúp từ bác sĩ.