Tiểu không tự chủ được định nghĩa là đi tiểu không kiểm soát được ≥ 2 lần/tháng xuất hiện ban ngày hoặc ban đêm; tiểu không tự chủ có thể không liên tục hoặc liên tục. Các thuật ngữ được sửa đổi về thời gian đi tiểu không kiềm soát đã được đề xuất (1, 2 – xem Hiệp hội Quốc tế về chứng tiểu không tự chủ web site):
Đối với tiểu không tự chủ ban ngày: diurnal incontinence (hoặc tiểu dầm ban ngày)
Đối với tiểu không tự chủ vào ban đêm: Enuresis (hoặc tiểu dầm ban đêm)
Tiểu dầm ban ngày thường không chẩn đoán được trước 5 – 6 tuổi. Chứng tiểu không tự chủ về đêm (tức là đái dầm) thường không được chẩn đoán cho đến khi 7 tuổi. Trước lứa tuổi này, điển hình tiểu dầm thường gặp về ban đêm (3). Giới hạn tuổi này áp dụng cho những trẻ phát triển bình thường và không áp dụng được cho trẻ chậm phát triển tâm thần. Cả tiểu dầm ban đêm và ban ngày đều là các triệu chứng-không phải chẩn đoán-và cần phải xem xét nguyên nhân gây ra.
Lứa tuổi trẻ đi tiểu có kiểm soát rất thay đổi nhưng > 90% số trẻ có thể kiểm soát việc đi tiểu lúc 5 tuổi. Kiểm soát đi tiểu vào ban đêm mất nhiều thời gian hơn để đạt được. Tiểu dầm xảy ra ở khoảng 30% trẻ 4 tuổi, 10% ở trẻ 7, 3% ở tuổi 12, và 1% ở tuổi 18. Khoảng 0,5% người lớn bị các đợt tiểu dầm ban đêm. Tiểu dầm hay gặp hơn ở trẻ trai và khi có tiền sử gia đình (4).
Tiểu không tự chủ được phân loại là
Tiểu không tự chủ nguyên phát: Trẻ chưa bao giờ kiểm soát được việc đi tiểu trong ≥ 6 tháng.
Tiểu không tự chủ thứ phát: Trẻ đi tiểu không kiểm soát sau khoảng thời gian ít nhất 6 tháng đã tiểu kiểm soát.
Tiểu dầm thứ phát thường có nguyên nhân thực thể. Ngay cả khi không có nguyên nhân thực thể, việc điều trị thích hợp và giáo dục cha mẹ là cần thiết tiểu dầm ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của trẻ (5).