Cách ba mẹ phản ứng với cảm xúc của trẻ sẽ tạo ra sự khác biệt, đôi khi ba mẹ vô tình làm cho trẻ bộc phát cảm xúc mạnh. Nếu ba mẹ đang cố gắng giúp trẻ điều chỉnh cảm xúc tốt thì nên tránh:

Khen thưởng khi trẻ bình tĩnh lại: Nếu ba mẹ tặng trẻ một món quà đặc biệt mỗi khi kiềm chế được cảm xúc, trẻ có thể học được rằng: bật khóc hoặc la mắng người khác là những cách tốt để đạt được thứ chúng muốn.
Tắm cho trẻ: Mặc dù khi cảm xúc bộc phát, ba mẹ phải tạo sự thoải mái cho trẻ, trong đó có việc đi tắm, nhưng không nên lạm dụng việc đó. Ba mẹ sẽ không muốn trẻ biết rằng khó chịu là cách tốt nhất để thu hút sự chú ý.
Thường xuyên xoa dịu trẻ: Việc xoa dịu khi trẻ nóng giận là rất hữu ích, nhưng ba mẹ cũng cần dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết để trẻ tự bình tĩnh trở lại, kiềm chế cảm xúc khi ba mẹ không có mặt.
Khuyên trẻ ngừng khóc: Việc đó sẽ khiến trẻ khó chịu hơn vì trẻ sẽ nghĩ rằng mình đang làm sai điều gì đó và điều đó sẽ không giúp trẻ ngừng khóc dễ dàng.
Thông báo rằng trẻ nhạy cảm: Nếu ba mẹ nói với mọi giáo viên, huấn luyện viên hoặc phụ huynh của bạn bè rằng trẻ là người nhạy cảm, ba mẹ có thể đang gửi một thông báo rằng không thể kiểm soát trẻ được.
Việc cung cấp một số thông tin chi tiết về tính tình của trẻ không phải là một yêu cầu bắt buộc. Chỉ cung cấp thông tin này nếu ba mẹ nghĩ rằng điều đó sẽ hữu ích hoặc làm cho mọi người thay đổi cách tiếp cận khi tương tác với trẻ. Ba mẹ hãy nói những điều tích cực như “Con tôi là một đứa trẻ giàu cảm xúc”.

Bài viết liên quan: Những hoạt động phát triển năng lực cảm xúc và xã hội cho trẻ

7Thử thách trẻ
Ba mẹ có thể giúp trẻ tránh khỏi những việc khó chịu. Ví dụ, nếu ba mẹ biết một bộ phim buồn đang được chiếu thì ba mẹ không nên để trẻ xem.

Tuy nhiên, việc giúp trẻ tránh khỏi mọi thử thách khó khăn từ thực tế của cuộc sống đều có thể phản tác dụng. Để đạt được thành công và một cuộc sống chất lượng trẻ cần được thực hành cách xử lý nhiều loại cảm xúc trong nhiều bối cảnh khác nhau.

Ba mẹ nên cho trẻ nhiều cơ hội để quản lý cảm xúc thay vì che chở trước mọi tình huống khó khăn và dùng trực giác của mình để biết thế nào là phù hợp với trẻ.

8Khi nào trẻ cần đến gặp bác sĩ

Mặc dù trẻ cần học điều chỉnh cảm xúc từ những năm chập chững biết đi nhưng nghiên cứu cho thấy rằng trẻ khi đến 8 hoặc 9 tuổi mới thực sự kiểm soát được cảm xúc. Tuy nhiên, những vấn đề ba mẹ cần lưu ý phải nhờ đến sự trợ giúp từ bác sĩ nhi khoa ngay từ khi trẻ còn nhỏ bao gồm:

Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan sức khỏe như nhiễm trùng tai, vấn đề tâm lý hoặc tình trạng y tế khác.
Trẻ đột nhiên khó quản lý cảm xúc hơn bình thường.
Cảm xúc của trẻ gây ra nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như: trẻ khóc quá nhiều và không thể tập trung trong lớp học, trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì tình bạn vì không thể kiểm soát cơn giận của mình.
Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa rối loạn điều chỉnh và một loạt các vấn đề sức khỏe tâm thần khi trẻ lớn, bao gồm lo lắng, trầm cảm, hung hăng, lạm dụng chất kích thích, ý định tự tử và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Rất may, những nhà nghiên cứu cho rằng việc ba mẹ dạy trẻ tự điều chỉnh cảm xúc có thể giúp trẻ tiến bộ.

Một khi vấn đề y tế hoặc tâm lý đã được loại trừ, ba mẹ có thể thực hiện các biện pháp như đã đề cập và để việc giàu cảm xúc không trở thành vấn đề lớn khi trẻ trưởng thành.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *