3Hãy để trẻ tự ăn
Nên cho bé tự ăn bằng tay khi được 9 tháng tuổi và thử sử dụng dụng cụ ăn (muỗng, nĩa…) khi trẻ được 15–18 tháng. Cho trẻ càng nhiều cơ hội tự xử lý càng tốt, tuy nhiên cũng thường xuyên giám sát để đảm bảo trẻ ăn đủ và không bị cảm giác thất vọng khi sử dụng không thành thạo. Bạn hãy đến để giúp đỡ bé khi cần thiết, đừng quên chú ý đến các dấu hiệu đói và các dấu hiệu cho thấy con bạn đã no. Một nguyên tắc là bạn có thể cho ăn nhiều hơn nếu trẻ vẫn còn đói, nhưng đừng ép bé nếu bé đã no. Khi bạn đút bé ăn, hãy kiềm chế cảm giác muốn cho bé ăn thêm một miếng nữa. Ngược lại, khi bé tỏ ra thích thú, hãy để chúng tự kiểm soát muỗng nĩa.

Một số cha mẹ vẫn lo lắng rằng để trẻ tự ăn không phải là lựa chọn tốt nhất. Nhưng đây là cách luyện tập cho trẻ kỹ năng sử dụng dụng cụ ăn, các bước tự xúc thức ăn. Chúng cũng khuyến khích tính độc lập để trẻ tự ra quyết định xem có nên ăn món được bày biện hay không và ăn bao nhiêu. Đó là cách chúng học cách nhận biết các dấu hiệu của cơ thể: khi nào là đói và khi nào là no.

Có thể bạn quan tâm: Cho trẻ ăn dặm theo cách xay nhuyễn hay BLW? Phương pháp ăn dặm nào tốt hơn?

4Lắng nghe con bạn
Hãy nhận ra những điều trẻ muốn nói qua hành động của chúng. Một đứa trẻ đang xây một tháp bánh quy giòn tan hoặc thả cà rốt xuống sàn đang muốn nói với bạn rằng chúng đã no. Cố ép trẻ tiếp tục ăn trong khi bé hết đói có thể làm bé không học được cách lắng nghe dấu hiệu cơ thể của bé.

Ngoài ra đừng bắt trẻ ăn cả ngày, trẻ sẽ không phân biệt được khi có cảm giác đói là lúc nên ăn. Hãy phân chia thời gian ăn chính và các bữa ăn nhẹ. Trẻ hoàn toàn có thể tự kiểm soát cơn đói của mình. Nếu một đứa trẻ quyết định không ăn, đừng quá lo lắng, chỉ cần cho trẻ ăn lại vào bữa chính hoặc giờ ăn nhẹ tiếp theo.

 

5Bé bỏ hẳn một bữa ăn liệu có ổn không?
Nhiều bé ở tuổi chập chững biết đi cần ăn thường xuyên – nhiều nhất là sáu lần một ngày, bao gồm 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Hãy nhớ rằng lịch trình ăn uống chỉ là thời khóa biểu mà ba mẹ thiết lập giờ cung cấp món ăn cho bé, bản thân bé có thể không tuân theo thời gian biểu này.

Cho phép con cái bỏ bữa ăn là điều khó khăn đối với nhiều bậc cha mẹ vì chúng ta được nuôi dạy nên ăn sạch sẽ và không lãng phí. Nhưng bạn cũng cần tôn trọng cách trẻ em đang phản ứng với tín hiệu đói của chúng – một kỹ năng quan trọng để giữ cân nặng hợp lý. Điều đó có nghĩa là hãy cho trẻ ăn khi đói và trẻ có thể không ăn dù đến giờ dùng bữa tối, vì đơn giản rằng trẻ chưa có cảm giác đói đến mức cần ăn.

Cha mẹ có thể đặt thời gian cho các bữa ăn chính, bữa ăn nhẹ và cố gắng tuân theo giờ của trẻ. Trẻ bỏ một bữa ăn vẫn cảm thấy yên tâm vì bé biết rằng vẫn có thể mong đợi ở bữa ăn tiếp theo. Tránh cho trẻ ăn vặt hoặc cho trẻ uống sữa hoặc nước trái cây ngay trước bữa ăn. Điều này có thể làm giảm cảm giác thèm ăn và khiến bé không sẵn sàng thử một món ăn mới được đưa ra.

 

6Tránh chiếc bẫy mang tên “đồ ăn vặt”
Trẻ mới biết đi cần nhiều thức ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đang phát triển. Kẹo, khoai tây chiên và “đồ ăn vặt” ít chất dinh dưỡng khác không nên đưa vào chế độ ăn vì chúng sẽ lấn át các loại thực phẩm lành mạnh cần thiết khác. Ngoài ra, sở thích ăn uống được hình thành từ rất sớm, vì vậy đừng bỏ lỡ cơ hội giúp trẻ phát triển sở thích ăn uống lành mạnh.

Nếu bé rất thích kẹo hoặc khoai tây chiên, bạn không nên nhượng bộ. Bé không thể chạy đến cửa hàng mua, vì vậy trữ những thức ăn này trong nhà hay không là do cha mẹ. Nếu con bạn đòi kẹo, hãy nói, “Cha mẹ không có chiếc kẹo nào cả.” Sau đó, đưa cho trẻ hai đồ ăn nhẹ lành mạnh để lựa chọn. Ngay cả một đứa trẻ đang buồn vì thiếu kẹo thì sẽ vẫn thích cảm giác mình là người ra quyết định ăn món ăn nhẹ nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *