Trẻ sẽ có những hành vi và đặc trưng điển hình ở mỗi giai đoạn phát triển tâm lý. Việc hiểu về nó sẽ giúp bố mẹ thấu hiểu được hành vi và sức khỏe tinh thần của con, từ đó có phương pháp nuôi dưỡng, giáo dục hiệu quả hơn.
Theo thống kê của UNICEF mới công bố, tại Việt Nam tỷ lệ trẻ vị thành niên gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần là từ 8% – 29%. Cũng theo thông tin từ Bộ Y tế cho biết tỷ lệ giới trẻ gặp các vấn đề rối loạn tâm lý do căng thẳng lên tới 15% trên tổng số dân.
Chính vì thế, việc nâng cao hiểu biết của bố mẹ về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi của trẻ sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế tối đa những bệnh tâm lý thường gặp.
Vì sao bố mẹ nên hiểu về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi?
Vì sao bố mẹ nên hiểu về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi?
2Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi từ 0 – 1 tuổi
Trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi sẽ chia ra làm 3 giai đoạn tâm lý khác nhau gồm: 0 – 3 tháng, 3 – 8 tháng và 9 – 12 tháng. Thông thường, trẻ trong những tháng đầu đời chủ yếu giao tiếp bằng ánh mắt và tiếng kêu. Cho đến tháng thứ 2 hoặc 3 trẻ mới có khả năng lắng nghe giọng nói và bắt đầu biết cách cười.
Trẻ từ tháng thứ 3 trở lên ngoài khả năng lắng nghe còn biết bộc lộ cảm xúc cười khi vui và khóc khi khó chịu, thất vọng. Trẻ cũng có thể nhận biết khuôn mặt để phân biệt người lạ và người quen. Bố mẹ cần lưu ý đến sự khủng hoảng trong cảm xúc của con để chăm sóc đúng cách.
Từ 9 – 12 tháng là lúc nhận thức của trẻ đang dần hoàn thiện. Con sẽ biết biểu lộ nỗi buồn trên gương mặt khi người xung quanh buồn, biết đeo bám, vui vẻ khi ở cạnh bạn khác và lo lắng khi với người lạ. Đặc biệt, trẻ trong giai đoạn này có xu hướng thích ôm và được ôm.
Có thể bạn quan tâm: Bố mẹ nên tìm hiểu về các tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh để hiểu hơn về con mình nhé!
3Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi từ 1 – 3 tuổi
Sự thay đổi tâm lý của trẻ thể hiện rõ rệt giữa 1 tuổi và từ 2 – 3 tuổi. Trong đó, bé 1 tuổi mới bắt đầu biết nhận ra chính mình trong gương và nhận thức được sự tồn tại của đồ vật hay người bất kỳ trẻ không thể nhìn hay nghe thấy.
Còn với trẻ trong từ 2 – 3 tuổi, khả năng bộc lộ cảm xúc đã mãnh liệt và rõ rệt hơn rất nhiều như nổi cơn thịnh nộ, giận dữ khiến con dễ bị khủng hoảng tuổi lên 2 và khủng hoảng tuổi lên 3.
Trong trường hợp này, bố mẹ không nên quá căng thẳng khi giáo dục mà hãy hiểu rằng tâm lý trẻ đang trong giai đoạn tùy hứng và con chỉ đang khao khát tìm hiểu xem mình là ai mà thôi. Bên cạnh đó, giai đoạn này trẻ cũng đã tự tin hơn rất nhiều khi tiếp xúc với người lạ. Một số bé còn có thể hiểu được cảm xúc người khác.
Trẻ từ 3 tuổi trở lên rất khao khát học hỏi, tìm tòi. Do vậy, bố mẹ thường xuyên phải giải đáp vô vàn những câu hỏi “Tại sao” của con. Đồng thời, bé 3 tuổi đã có thể tham gia hoạt động nhóm nhỏ, đóng vai vào các nhân vật và hợp tác tốt với người xung quanh.
Trí tưởng tượng của trẻ cũng rất phong phú dần biết nói về cảm xúc của mình và nhận thức được những hành động không đúng của bản thân.
Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi của trẻ như thế nào?
Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi của trẻ như thế nào?
Có thể bạn quan tâm: Mách bố mẹ cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh trở nên ngoan ngoãn hơn