Khi lên 4, tâm lý trẻ có sự thay đổi và phát triển nhất định. Đa số các bé có xu hướng yêu thích vận động, thích những trò chơi phát triển thể chất như đạp xe, chạy nhảy, đuổi bắt, ném bóng,… Bởi bản năng hiếu động, thích thú khám phá thế giới xung quanh nên các bé thường xuyên vận động hơn là ngồi yên một chỗ.

Bên cạnh đó trí tuệ của trẻ lên 4 cũng phát triển vượt bậc hơn rất nhiều so với độ tuổi lên 2 lên 3. Các bé có thể tiếp thu kiến thức về hình khối, màu sắc hay cao hơn là có thể nhớ mặt chữ cái, học thuộc một số bài hát và bài thơ ngắn.

Ở độ tuổi này các bé cũng rất tò mò về thế giới quan xung quanh và thưởng đặt ra những câu hỏi “vì sao”, “tại sao”, “cái gì”… kiên trì đến cùng cho đến khi có câu trả lời.

Ở độ tuổi lên 4 trẻ thường bắt chước hành động hoặc lời nói của người thân. Bắt đầu bộc lộ cảm xúc của mình rõ nét hơn, có thể là vui cười trước những điều mình thích hoặc dỗi hờn, la khóc khi không ưng ý.

Đa số các bé lựa chọn hành động theo sở thích cá nhân và có những thái độ biểu đạt ra bên ngoài như khóc lóc ăn vạ mong muốn người lớn đáp ứng nhu cầu của mình.

Đó chính là những biểu hiện đầu tiên của trẻ bướng bỉnh không nghe lời. Bên cạnh đó cũng thúc đẩy tính cách tốt như muốn tự lập, tự mặc quần áo, tự xúc cơm,… Cha mẹ nên có những cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh nhẹ nhàng, giúp trẻ biết lắng nghe hơn.

Có thể bạn quan tâm: Bé bướng bỉnh không chịu nghe lời? Mách mẹ cách dạy trẻ không cần quát mắng
2Vì sao trẻ 4 tuổi bướng bỉnh?
Để tìm ra cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh, thì trước hết cha mẹ phải tìm hiểu rõ được nguyên nhân hình thành tính cách và hành vi của trẻ. Dưới đây là một vài nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bướng bỉnh của bé:

Đơn giản chỉ là thích thú với lời nói và hành động của bạn bè hay người lớn và bé học lại theo.
Do bé được cha mẹ và người thân trong gia đình nuông chiều quá mức.
Cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh không được nhất quán dẫn đến mâu thuẫn giữa ông, bà, bố, mẹ,… khiến trẻ hoang mang không  thể xác định được nghe theo ai,? làm theo ai?
Do cha mẹ, người thân ép trẻ làm điều mình không thích.
Cha mẹ, người thân thờ ơ, không quan tâm dạy dỗ con trẻ.
Cha mẹ, người lớn dùng những cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh quá nóng vội, mong muốn có kết quả luôn khi nuôi dạy con trẻ bằng lời nói thái độ cục cằn, roi phạt khi bé không nghe lời.
Có thể bạn quan tâm: Làm sao để trẻ ở nhà cũng ngoan như ở trường? Đọc ngay những mẹo hay này!
3Nguyên tắc nuôi dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh
Cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh hiệu quả nhất là cha mẹ khéo léo kết hợp giữa các phương pháp vừa “cương” vừa “nhu”. Không nên quá khắt khe áp đặt trẻ vào khuôn khổ và tuyệt đối không được dung túng cho những lời nói hành động sai trái của trẻ. Để trẻ nghe lời cha mẹ cần nắm rõ những nguyên tắc dưới đây:

Nhất quán phương pháp và mục đích giáo dục trong cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh
Ông bà, cha mẹ cần nhất quán với nhau trong cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh, tránh trường hợp mâu thuẫn làm tình trạng không nghe lời của bé càng tăng thêm.

Cùng nhau thống nhất quan điểm về nuôi dạy bé trong ăn uống, vui chơi, học hành,… từ đó bé mới dễ dàng tiếp thu sự dạy dỗ của ông bà cha mẹ, thay đổi hành vi của mình theo chiều hướng tích cực hơn.

Người lớn cũng nên tạo ra những phần thưởng nhỏ hoặc lời khen ngợi khi bé ngoan ngoãn nghe lời, hoặc đặt ra những quy tắc phạt nhẹ khi bé mắc lỗi cũng khiến bé tiến bộ rất nhiều. Tuyệt đối không dung túng cho lời nói hành động sai trái, từ đó tạo tiền đề cho bé ngày một lì lợm hơn.

Truyền đạt lời khuyên, dạy dỗ cụ thể và rõ ràng cho bé hiểu
Khi yêu cầu bé thay đổi một hành vi hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó cha mẹ cần nêu tên cụ thể hành động để bé tiếp nhận thông tin nhanh. Tiếp đó đưa ra những lời khuyên dẫn chứng cụ thể để con hình dung trực quan được tác hại hoặc lợi ích của hành vi.

Cuối cùng là nhẹ nhàng hướng dẫn con thay đổi và làm theo. Đảm bảo được nguyên tắc này cha mẹ sẽ thấy con dần thay đổi rõ rệt theo thời gian. Đây được xem là cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh có hiệu quả nhất.

Tôn trọng con trẻ và không áp đặt
Ở độ tuổi lên 4 bé cũng phần nào phát triển tâm sinh lý, và có cái tôi riêng. Nhiều bé còn có hành vi, lời nói như “ông/bà cụ non”. Bé cũng có nhu cầu được tôn trọng, bình đẳng. Chính vì thế cha mẹ cần khéo léo trong khi dạy con.

Cha mẹ hãy thử một lần đặt bé ngồi cân bằng tầm mắt với mình trò chuyện với con như một người bạn, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ khi thấy bé nghiêm túc và nghe lời hơn nhiều.

Cố gắng kiên trì với bé, giúp bé phát triển hình thành tính cách qua từng ngày không chỉ tạo cho con một nhân cách tốt mà cha mẹ còn thêm thấu hiểu gần gũi với con hơn.

Có thể bạn quan tâm: Dạy con từ thuở còn thơ – 6 hành vi của trẻ cha mẹ cần uốn nắn ngay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *